Một tấm thiệp cưới dù có đẹp bao nhiêu, nhưng bị tẩy xóa hay xưng hô sai cách cũng sẽ làm cho khách mời cảm thấy không được tôn trọng. Vậy, làm thế nào để ghi thiệp mời cho đúng? Hôm nay Sansan Bridal sẽ hướng dẫn các cặp dâu rể cách viết thiệp mời đám cưới chi tiết.
Mục lục bài viết
ToggleÝ nghĩa của tấm thiệp cưới
Thiệp cưới là một phần không thể thiếu trong các lễ cưới. Nó Không chỉ là công cụ để thông báo cho người thân, bạn bè hai bên về việc hai người chính thức trở thành vợ chồng, những tấm thiệp cưới còn thể hiện sự chân thành và sự trân trọng của cô dâu, chú rể đối với những vị khách được mời đến dự lễ cưới. Cùng Sansan bắt tay vào viết thiệp cưới thôi nào.
Cách xưng hô khi viết thiệp mời cưới
Đầu tiên bạn nên quan tâm đến cách xưng hô khi viết thiệp. Vì khách mời trong lễ cưới không chỉ có bạn bè, đồng nghiệp mà còn có họ hàng, bạn bè của cha mẹ hai bên. Bên cạnh đó, cách xưng hô của người Việt Nam có phần phức tạp khi có nhiều vai vế khác nhau như: bác, cô, dì, chú, thím, cậu, mợ….Vì thế, nếu không xưng hô đúng thì rất dễ bị chê trách và dễ làm mất lòng khách mời.
Cách viết thiệp mời đám cưới chi tiết
Phần thông tin cha mẹ hai bên
Đây là phần thông tin rất dễ bị ghi sai khi viếtthiệp mời đám cưới. Đặc biệt là với những gia đình theo đạo hoặc có ba/mẹ đã mất.
Bị ảnh hưởng bởi quan niệm Nam tả, Nữ hữu, nên khi viết thiệp cưới tên ba mẹ của chú rể sẽ được viết ở phía bên trái của thiệp. Ngược lại, tên của ba mẹ cô dâu sẽ được viết ở phía bên phải của tấm thiệp.
Nếu một trong hai bên gia đình là người theo đạo hoặc có bố/mẹ đã mất thì lúc này cách viết thiệp mời đám cưới sẽ có đôi chút khác biệt mà cô dâu, chú rể cần phải lưu ý.
Nếu như một trong 2 bên gia đình theo đạo công giáo, khi viết tên cha mẹ trong thiệp cưới, bạn cần phải viết chính xác tên thánh và đặt vào trước tên ba mẹ hai bên.
Trong trường hợp ba mẹ cô dâu, chú rể đã chia tay nhau và một người không thể tham dự lễ cưới, khi viết thiệp cưới bạn nên xin ý kiến xem ba/mẹ mình có muốn ghi tên ba/mẹ vào thiệp cưới hay không.
Nếu như gia đình cô dâu, chú rể có ba hoặc mẹ đã qua đời, cách viết thiệp cưới như sau: Nếu người mất là ba, khi ghi thiệp cưới bạn sẽ ghi Bà quả phụ:[Họ tên cha], nhũ phụ:[Họ tên mẹ]. Nếu như cả ba mẹ đều đã qua đời, cô dâu, chú rể vẫn muốn để tên ba mẹ vào thiệp cưới của mình thì dùng từ Cố phụ: [tên Cha], Cố mẫu: [tên Mẹ].
Tên cô dâu, chú rể
Khi viết thiệp cưới, tên của cô dâu, chú rể sẽ được viết như sau:
Nếu như cô dâu hoặc chú rể là con một thì sẽ ghi là: Quý Nam hoặc Ái Nữ.
Nếu cô dâu hoặc chú rể là con trưởng thì sẽ ghi là: Trưởng Nữ hoặc Trưởng Nam.
Nếu cô dâu hoặc chú rể là con thứ thì ghi là: Thứ Nam hoặc Thứ Nữ.
Nếu cô dâu hoặc chú rể là con út thì ghi là: Út Nam hoặc Út Nữ.
Tương tự như với ba mẹ, nếu gia đinh cô dâu hoặc chú rể theo đạo thì sẽ phải ghi chính xác tên thánh phía trước tên của cô dâu, chú rể.
Phần thông tin về lễ cưới
Ở phần thông tin về lễ cưới, nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc ở 2 địa điểm khác nhau thì sẽ có một chút sự khác biệt trong cách ghi thiệp cưới giữa 2 bên nhà trai và nhà gái.
Cách viết thiệp cưới nhà trai
Lễ cưới được tổ chức tại nhà trai được gọi là lễ tân hôn. Đây là buổi tiệc để nhà trai tiếp đãi gia đình, người thân và bạn bè của chú rể. Chính vì thế, khi ghi thiệp cưới, bạn cần phải ghi rõ trên tấm thiệp là “Lễ Tân Hôn” để khách mời dễ hiểu.
Cách viết thiệp cưới nhà gái
Lễ cưới tổ chức tại nhà gái còn được gọi là Lễ Vu Quy. Đây là buổi tiệc để nhà gái đãi đằng toàn bộ những khách mời là bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với cô dâu và gia đình họ nhà gái. Chính vì thế, trên thiệp cưới của nhà gái thường ghi là Lễ Vu Quy.
Lễ Thành Hôn
Với những cặp đôi sinh sống và làm việc tại thành phố lớn, ngoài lễ vu quy và lễ tân hôn thì còn tổ chức thêm một buổi tiệc nữa để mời bạn bè, đồng nghiệp những người không tham dự buổi lễ vu quy và tân hôn.
Buổi lễ này được gọi là lễ thành hôn. Buổi lễ thành hôn sẽ được 2 gia đình tổ chức tại chung một địa điểm là nhà hàng hoặc các trung tâm tiệc cưới. Khi viết thiệp mời bạn bè, đồng nghiệp đến dự lễ thành hôn, bạn nên ghi rõ trong thiệp mời là kính mời [tên khách mời] đến dự buổi lễ thành hôn.
Thời gian và địa điểm tổ chức hôn lễ
Nếu như đám cưới được tổ chức theo kiểu truyền thống, thì thời gian và địa điểm tổ chức hôn lễ chính là ngày làm lễ rước dâu về nhà trai. Còn thời gian và địa điểm đãi khách sẽ là tại nhà cô dâu hoặc chú rể. Ngày cử hành hôn lễ thường được ghi rõ ràng cả ngày dương lịch và ngày âm lịch.
Với những gia đình theo đạo, lễ cưới được cử hành tại nhà thờ thì phải ghi rõ tên thánh đường và ngày giờ làm lễ để quan khách cùng đến chúc phúc.
Thời gian và địa điểm đãi khách
Nếu như tổ chức thêm buổi lễ thành hôn để đãi khách, cô dâu chú rể cần ghi rõ ngày giờ và địa điểm tổ chức lễ thành hôn. Địa điểm cần ghi rõ sảnh đãi cưới, tên nhà hàng tiệc cưới và địa chỉ cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên in kèm bản đồ đến địa điểm tổ chức lễ thành hôn ở mặt sau của thiệp tấm thiệp mời.
Cách viết thiệp mời cụ thể cho từng khách mời
Ghi thiệp mời họ hàng hoặc bạn của ba mẹ
Nếu khách mời là bạn của ba mẹ, cô dâu chú rể nên ghi thiệp mời như sau: Bên ngoài ghi kính mời Cô/Chú/Bác [Tên khách mời]. Bên trong thiệp mời ghi Kính mời: hai bác cùng gia đình. Nếu khách mời có vợ hoặc chồng đã mất thì chỉ cần ghi tên 1 người trong thiệp mời, tránh ghi hai chú, hai bác.
Cách viết thiệp mời người trong họ hàng tới dự đám cưới
Đối với những người ở trong họ hàng, khi viết thiệp mời bạn nên nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ hai bên để xưng hô sao cho đúng. Sau khi viết thiệp, bạn nên kiểm tra kỹ lại một lần nữa để tránh nhầm lẫn trong cách xưng hô. Nếu viết sai, cô dâu chú rể nên viết thiệp mời chứ không nên tẩy xóa để tránh gây mất lòng khách mời.
Cách viết thiệp mời bạn dự đám cưới
Khi viết thiệp mời bạn bè đến dự lễ cưới, cô dâu chú rể nên xưng hô là “Bạn” và “Chúng tôi”. Ví dụ, Mời Bạn + Tên đến dự lễ thành hôn của “Chúng Tôi”.
Còn nếu khách mời đó là đồng nghiệp thì tùy xem người đó lớn tuổi hay ít tuổi hơn bạn mà lựa chọn cách xưng hô là anh/chị hay em cho phù hợp.
Cách viết thiệp mời đám cưới người có gia đình
Khi viết thiệp mời đám cưới cho những người đã có gia đình, bạn nên ghi như sau: Kính mời vợ chồng anh/chị [Tên khách mời] đến dự lễ thành hôn. Nếu khách mời bằng hoặc ít tuổi hơn thì bạn có thể ghi: Kính mời vợ chồng bạn/em [Tên khách mời] đến tham dự lễ thành hôn…
Khách mời còn độc thân
Nếu khách mời còn độc thân, bạn nên ghi thiệp cưới như sau: phía ngoài bìa ghi Kính mời anh/chị A. Bên trong thiệp cưới ghi Kính mời Anh/Chị [Tên Khách Mời] cùng người thương tới tham dự buổi lễ thành hôn.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết thiệp mời đám cưới cho các cô dâu, chú rể. Hi vọng, những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các cặp uyên ương tránh được những sai sót dù là nhỏ nhất khi viết thiệp mời cho lễ cưới của mình. Ngoài ra, cô dâu, chú rể cũng có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm chuẩn bị cho lễ cưới
Chọn bút như thế nào để viết thiệp cưới đẹp
Ngoài cách viết thiệp thì bạn cũng nên quan tâm đến việc lựa chọn bút viết thiệp cưới đẹp. Điều này vừa giúp tấm thiệp cưới đẹp vừa giúp nó tôn lên vẻ lịch sự cho chiếc thiệp cưới và còn thể hiện sự tôn trọng khách mời của cô dâu/ chú rể.
Viết thiệp cưới bằng bút bi
Bút bi là một trong những loại bút thông dụng nhất hiện nay. Loại bút này phù hợp với những loại thiệp cưới đơn giản, không cầu kỳ.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, có sẵn, tiện lợi, là loại bút viết thiệp cưới không lem, chữ viết rõ ràng.
- Nhược điểm: Giá trị thẩm mĩ không cao, nhất là khi sử dụng với loại thiệp đắt tiền.
Chọn bút viết thiệp cưới – Bút mực nước
Bút mực nước cũng là một trong những lựa chọn thông dụng của cô dâu/chú rể khi viết thiệp cưới. Khá giống bút bi, loại bút này nhiều màu sắc, phù hợp với nhiều kiểu dáng và màu sắc thiệp khác nhau.
- Ưu điểm: Tạo cảm giác mềm mại ở nét chữ, chi phí thấp, sẵn có.
- Nhược điểm: Mực nước lâu khô, không phù hợp với loại thiệp cưới trơn vì nếu ta không chú ý sẽ rất dễ làm hỏng một chiếc thiệp khi để mực nhòe ra.
Viết thiệp cưới đẹp bằng bút nhũ
Bút nhũ viết thiệp cưới có trong các nhà sách. Giá thành của nó chỉ dao động từ 5.000 đ – 10.000 – 20.000 VNĐ/chiếc. Loại bút này có nhiều màu sắc, nét chữ to, dễ nhìn.
- Ưu điểm: Lên màu rất đẹp, có ánh kim, phù hợp với loại thiệp có ren/thiệp tự thiết kế, thiệp màu sáng.
- Nhược điểm: Khi mới viết lên thiệp, màu sẽ khá mờ và cũng phải chờ một thời gian ngắn chiếc thiệp viết xong mới khô mực. Cô dâu/chú rể nếu chọn bút thì hãy nên cân nhắc về màu bút trước khi sử dụng, tránh lấy những loại cùng màu thiệp vì chữ sẽ khó đọc.
Một vài lưu ý khi viết thiệp cưới
- Lên danh sách khách mời cẩn thận trước khi viết thiệp cưới
- Phân thiệp khách mời theo từng khu vực, để dễ dàng trong việc phát thiệp
- Khi viết thiệp cưới cần tập trung, thoải mái để tránh sai sót
- Không dùng quá nhiều màu mực cho 1 tấm thiệp
Sansan Bridal hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ tự tin đặt bút để viết những tấm thiệp hồng cho ngày cưới của mình, gửi đến những khách mời thân thương. Nhớ cập nhật những tin tức mới nhất của Sansan để có thêm những kinh nghiệm tuyệt vời về cưới hỏi nhé!