Để có một đám cưới trọn vẹn làm nền móng cho cuộc hôn nhân viên mãn thì phần chuẩn bị cần kỹ càng. Mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức khác nhau mang đặc trưng văn hoá của nơi đó. Trong bài viết hôm nay mời bạn cùng San San tìm hiểu lễ cưới hỏi miền Tây xem có gì đặc sắc nhé!
Mục lục bài viết
ToggleÝ nghĩa đặc biệt lễ cưới hỏi miền Tây
Lễ cưới hỏi là phong tục đã xuất hiện từ lâu. Nó là nghi thức không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của người Việt ở ba miền: Bắc – Trung – Nam. Sự kiện này đánh dấu sự chín muồi của tình yêu đôi lứa. Đồng thời cũng là dấu mốc quan trọng cho thấy sự trưởng thành của hai người. Bên cạnh đó lễ cưới hỏi được tổ chức còn phản ánh tinh thần trách nhiệm và sự công nhân của gia đình và xã hội đối với quan hệ vợ chồng của hai bạn trẻ.
Sau khi đăng ký kết hôn, hai bạn trẻ sẽ tổ chức một lễ cưới trọng đại. Lễ cưới sẽ được diễn ra ở cả hai gia đình. Với những nghi lễ hết sức linh thiêng và trang nghiêm. Những kỷ vật tượng trưng cho tình yêu đôi lứa như: bông tai, kiêng hay nhẫn cưới sẽ được trao tại lễ cưới. Ngoài ra còn có những lời thể nguyện gắn bó cũng sẽ được thể hiện trong đám cưới. Bên cạnh đó là những giọt nước mắt hạnh phúc bày tỏ sự biết ơn dành cho cha mẹ đôi bên. Ngày cưới chính là dịp để cô dâu chú rể bày tỏ tình yêu vô bờ bến đối với đấng sinh thành. Đó còn là sự cam kết xây dựng hôn nhân quan trọng hơn cả tờ giấy đăng ký kết hôn.
6 Lễ cưới hỏi miền Tây
Theo truyền thống nhiều đời nay, lễ cưới hỏi miền Tây bao gồm 6 lễ (lễ lục) sau đây:
Lễ giáp lời
Ở một số nơi, lễ này có tên là dạm ngõ. Nhà trai sẽ đến nhà gái để nói chuyện. Thông thường câu chuyện sẽ xoay quanh việc tuổi tác của hai bạn trẻ. Ngoài ra có thể bạn tính thêm về việc hôn nhân và dự định trước đám cưới.
Lễ thông gia
Sau nghi thức giáp lời, họ nhà trời sẽ mời nhà gái sang nhà chơi. Điều này là để nhà gái biết gia cảnh mà yên tâm về nơi con gái mình sẽ gả vào.
Lễ cầu thân
Lễ cầu thân rất thú vị làm nên nét độc đáo của cưới hỏi miền Tây. Sau khi hai bên gia đình đồng ý cho hai bạn trẻ kết hôn, họ nhà trai sẽ đem lễ vật đến nhà gái. Vì vậy lễ này còn gọi là bỏ hàng rào thưa hay lễ cho đồ. Hiện nay lễ này thường bị bỏ qua vì các đôi uyên ương có sự tìm hiểu từ trước.
Lễ hỏi
Đây là nghi lễ không thể thiếu trong cưới hỏi miền Tây. Tại nhà gái sẽ treo biển Lễ đăng khoa hoặc Lễ đính hôn. Các nghi thức diễn ra theo trình tự sau: người thông lễ khai trinhf lễ, trình lễ khai hoà khấn gia tiên tiền tổ. Tiếp theo là lễ thượng đăng khi trưởng tộc nhà gtrai rót cưới. Cuối cùng đến lễ bái gia tiên, lễ thượng đăng, lễ đỡ mâm tráp và trình lễ kiểu.
Lễ cưới và đón dâu
Đây là nghi lễ trang trọng nhất và cũng đông vui nhất. Lễ cưới thường diễn ra ở cả hai nhà chàng trai và cô gái. Tất cả đều được chuẩn bị kỹ càng và công phu. Tại nhà trai sẽ treo bảng Tân hôn còn nhà gái treo bảng Vu quy. Một rạp cưới lộng lẫy và kỳ công được dựng lên. Đặc biệt là phần cổng cưới sẽ được làm rất hoành tráng.
Lễ phản bái
Đây là nghi lễ đánh dấu sự khác biệt trong phong tục cưới hỏi miền Tây với các địa phương khác. Cụ thể sau 3 ngày cưới, cô dâu chú rể sẽ quay lại nhà mẹ cô dâu. Thông thường cha mẹ chú rể cũng cùng đi. Họ sẽ mang theo lễ vật gồm rượu và cặp vịt đực. Đây được xem là lễ thể hiện sự biết ơn của chú rể vì đã nuôi nấng và gả con cho mình.
Cưới hỏi miền tây – những điểm độc đáo và thú vị
Quy cách rước dâu
Với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên văn hóa cưới hỏi miền Tây cũng mang đậm nét của vùng sông nước. Ngày trước khi giao thông đường bộ chưa phát triển, các đám cưới chủ yếu rước dâu bằng phà, tàu hoặc ghe. Ngày kia tuy đường to dẫn đến tận nhà đi ô tô rất tiện. Vậy nhưng nhiều gia đình vẫn chọn cách đi rước dâu trên những con tàu ghe mộc mạc, đơn sơ. Bởi họ muốn lưu giữ lại một trong những nét văn hóa độc đáo nhất của địa phương. Những chiếc tàu ghe đi rước dâu sẽ được trang trí sặc sỡ bắt mắt với rất nhiều hoa và bong bóng…
Cỗ cưới hỏi miền Tây
Trong mâm cỗ cưới ở miền Tây thường sẽ có 5 món. Đây đều là những món đặc sản tại địa phương. Tuy nhiên sẽ không có món canh đắng, canh cua hay món nắm. Vì những món này cay đắng, chua chát và hôi hám. Chúng sẽ không may mắn trong ngày cưới trọng đại. Bên cạnh đó món cá lóc nướng cũng không được góp mặt trong cỗ cưới. Bởi chúng cháy xém tượng trưng cho sự đen đủi không may mắn.
Lễ cưới hỏi miền Tây còn có một nét độc đáo thú vị khác. Đó chính là vào ngày cưới ngoài họ hàng thân thiết thì tất cả hàng xóm đều sẽ đến chung vui và phụ việc tổ chức. Vì vậy đám cưới giống như một ngày hội lớn của cả xóm. Tất cả mọi người ai cũng hân hoan, háo hức và tất bật chạy đi chạy lại nói cười rôm rả.
Trên đây là những điểm độc đáo thú vị chỉ có trong lễ cưới hỏi miền Tây. Bạn cảm nhận như thế nào về lễ cưới này. Hãy để lại bình luận chia sẻ cùng San San nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy tiếp tục theo dõi San San để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!