Những kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới để hạnh phúc hôn nhân bền vững

Những kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới để hạnh phúc hôn nhân bền vững

Hôn nhân là chuyện trọng đại cả đời, chính bởi vậy những gì liên quan đến ngày cưới đều phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nhất. Nhẫn cưới tưởng chừng như rất đơn giản nhưng là điều mà các cặp đôi phải đặc biệt lưu tâm. Bởi nhẫn cưới là vật thiêng liêng, gắn kết hai người, là chứng nhân của một tình yêu đẹp đi đến cái kết viên mãn. Nhưng ít ai biết được những điều kiêng kỵ để giữ gìn hạnh phúc bền vững, không “giẫm vào vết xe đổ” của những người đi trước.

 

Nhẫn cưới đôi

Không đeo nhẫn cưới trước khi tổ chức hôn lễ

Ông bà ta quan niệm rằng, không nên đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ chính thức diễn ra. Họ cho rằng, cách này sẽ giúp gia đình không bị xáo trộn, tình yêu bền vững và hạnh phúc trọn vẹn hơn.

Chúng ta thường thấy các cặp đôi sẽ chọn nhẫn cưới trước 2 đến 3 tháng. Thậm chí, để cho yên tâm chuẩn bị lễ cưới một cách chỉnh chu nhất, có thể chọn nhẫn trước hôn lễ 6 tháng. Chính bởi vậy nên có nhiều trường hợp các cặp đôi không biết những điều kiêng kỵ và vội vã đeo ngay. 

Không đeo nhẫn ở ngón áp út

Theo quan niệm của người Châu Âu, bàn tay trái có một mạch máu đặc biệt được gọi mà mạch máu tình yêu. Vì vậy, đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái thì tình yêu sẽ bền vững, có thể ở bên nhau suốt kiếp

Còn theo quan niệm của người La Mã cổ đại, trên ngón tay áp út có các tĩnh mạch tình yêu chạy từ ngón tay về tim. Chính bởi vậy, họ nghĩ rằng đeo nhẫn cưới ngón này thì tình yêu sẽ luôn giữ trong trái tim. Còn một lý do nữa bởi ngón áp út yếu hơn so với các ngón khác trong bàn tay nên khi đeo nhẫn cưới vào sẽ giúp con người cảm có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.

Không đeo nhẫn có hình thức chênh lệch 

 

Ảnh cưới phóng sự đẹp

 

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng chú trọng về hình thức của nhẫn, quan niệm chỉ cần đẹp là được chứ không nhất thiết phải giống hệt nhau. Vì vậy, rất nhiều cặp đôi lựa chọn cho mình chiếc nhẫn theo sở thích của mình, khác xa chiếc còn lại của người bạn đời. 

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì điều này là hoàn toàn không nên. Bởi người ta quan niệm rằng, một cặp nhẫn cưới thường phải có kiểu dáng giống nhau để thể hiện sự tương đồng giữa đôi vợ chồng thì mới mang đến hạnh phúc cho lứa đôi. Nếu như một việc như chọn nhẫn mà không có sự thống nhất thì dễ xảy ra những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày. 

Không được bán hoặc làm mất nhẫn cưới

Nhẫn Đôi Đẹp

Người ta cho rằng, đánh mất nhẫn cưới đồng nghĩa với việc đánh mất cuộc hôn nhân hạnh phúc của mình. Nếu biểu tượng gắn kết giữa hai vợ chồng bị mất thì hạnh phúc giữa hai người cũng bị ảnh hưởng, gặp nhiều sóng gió.

Nếu nhẫn không vừa tay thì hãy mang đi sửa lại để khỏi tuột khỏi tay. Còn nếu có ý định đổi nhẫn mới thì các cặp đôi hãy giữ lại cặp nhẫn cũ không nên bán đi để tránh những biến cố trong tình cảm gia đình xảy đến bất ngờ.

Chỉ vợ / chồng đeo nhẫn cưới

Nhẫn cưới là đồ đôi, là minh chứng của cuộc hôn nhân hạnh phúc. Do vậy, không cần biết lý do là gì, chỉ cần một người quên, bỏ hẳn đeo chiếc nhẫn thì có nghĩa là vợ chồng đang bị chia cắt, không đồng thuận nên sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả.

 

Tùy tính cách của mỗi người mà việc đeo trang sức như dây chuyền, đồng hồ, nhẫn… có những thay đổi khác nhau. Có những người vẫn có thể đeo chúng bình thường, có những người lại không thích. Tuy nhiên việc đeo nhẫn cưới lại hoàn toàn khác. Nhẫn cưới như một đánh dấu ngầm với người khác rằng, chúng ta đã lập gia đình, đã thành một người mang trên vai trọng trách lớn.

 

Chính vì vậy, đừng vì bất cứ lý do gì mà người chồng hay người vợ không mang trên tay chiếc nhẫn cưới sau khi kết hôn , bởi lẽ chiếc nhẫn luôn là sợi dây vô hình gắn kết mà cả hai đã lựa chọn.

 

Trên đây là những điều kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới mà các cặp đôi trước khi cưới nhất định phải biết để tránh tình trạng cuộc hôn nhân lục đục, xích mích. Tránh những điều kiêng kỵ cũng là cách để giữ vững hạnh phúc gia đình bền chặt

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.