Kết hôn là một vấn đề mà được sự quan tâm của mọi người và đặc biệt là của những người đang có kế hoạch kết hôn. Việc kết hôn không chỉ là hai cá nhân đồng ý mà ngoài ra phải tuân theo các quy định của pháp luật và thủ tục dựa theo luật pháp hiện hành. Như vậy thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào? Cần có những lưu ý gì? Hãy cùng Luxury Wedding tìm hiểu ngay nhé
Mục lục bài viết
ToggleĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, một mối quan hệ vợ chồng được chấp nhận khi cả hai đã đăng ký kết hôn, và là khoảng thời gian mà từ khi cả 2 đăng ký kết hôn cho tới khi chấm dứt thời gian hôn nhân bằng cách ly hôn hợp pháp.
Và khi đăng ký kết hôn cả 2 bạn cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Hai bên tự nguyện quyết định đăng ký kết hôn;
- Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không nằm trong các trường hợp sau: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn; Cưỡng ép kết hôn;Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác; Kết hôn trong phạm vi 3 đời…
- Đăng ký kết hôn phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không thì không có giá trị pháp lý
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ
- Nếu cả hai đăng ký kết hôn trong nước các giấy tờ cả 2 cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu;
- Thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp;
- Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
- Lưu ý: Tất cả phải còn hiệu lực và còn hạn sử dụng
- Nếu cả hai đăng ký kết hôn ở nước ngoài các giấy tờ cả 2 cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;
- Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận);
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao).
- Thủ tục đăng ký kết hôn
- Thủ tục đăng ký kết hôn
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan thẩm quyền
- Theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014: Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ, cả 2 đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
- Theo Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014: Các trường hợp sau được đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện nơi 1 trong 2 người đang ở:
- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
- Theo khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch: Trường hợp cả 2 đều là người nước ngoài thì đến UBND cấp huyện của 1 trong 2 người đang cư trú để đăng ký kết hôn.
Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn
Theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014: Cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Cả 2 bên sẽ ký tên vào Sổ hộ tịch, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Cuối cùng cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
Bước 4: Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn
Theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Giấy chứng nhận kết hôn được cấp sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn. Nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên thì thời hạn cấp giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Theo Điều 32 Nghị định 123: Trong trường hợp liên quan đến yếu tố nước ngoài thì trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký
.
***Thủ tục đăng ký kết hôn khi vợ/chồng mất tích
- Theo Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015: Một người chỉ được công nhận là mất tích khi được Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất tích.
- Nếu vợ/chồng người bị tuyên bố mất tích muốn đăng ký kết hôn với người khác thì bắt buộc phải có yêu cầu ly hôn thì Tòa án căn cứ vào quy định dưới đây để giải quyết:
- Trường hợp nếu vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Khi vợ hoặc chồng mất tích, nếu người còn lại muốn kết hôn với người khác thì phải đồng thời thực hiện 03 thủ tục sau đây:
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ/ chồng mất tích;
- Yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với người đã bị tuyên bố mất tích;
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
- Cô dâu phải mang theo cùng khi đăng ký kết hôn hay được phát?
- Việc hôn nhân trên cơ sở tự nguyện, do vậy bạn phải tìm cô dâu trước khi tiến hành đăng ký kết hôn. UBND xã, phường không phát cô dâu cho bạn đâu nhé !
- Đăng ký kết hôn trễ có bị phạt không?
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình mà chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ/chồng.
- Đăng ký kết hôn trước hay sau khi cưới đều không bị phạt. Tuy nhiên, nếu đăng ký kết hôn sau khi cưới thì quyền lợi giữa vợ và chồng sẽ không được pháp luật đảm bảo.
- Đăng ký kết hôn có ủy quyền được không?
- câu trả lời là không, về việc nộp hồ sơ thì được phép một trong hai đi nộp hồ sơ trực tiếp mà không cần văn bản ủy quyền.
- Mất đăng ký kết hôn, đăng ký lại được không?
- Có một số trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì theo Điều 24 Nghị định 123: Nếu Sổ hộ tịch và bản chính đều bị mất trước ngày 01/01/2016 sẽ phải thực hiện đăng ký kết hôn lại.
Hi vọng một số kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những thủ tục đăng ký kết hôn