Trang Chủ - Trang 3 trên 55

Album ảnh cưới studio đẹp – Bộ ảnh cưới gây sốt năm 2023 (P1)

XEM THÊM ALBUM KHÁC

Nguyên tắc chọn váy cưới cô dâu có bầu NHẤT ĐỊNH phải biết

Cô dâu có bầu trước cưới đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn, đặc biệt khi dịch Covid-19 nổ ra. Việc cô dâu mang bầu thậm chí còn được cho là “song hỷ lâm môn”, mang lại may mắn, tin vui cho cả gia đình 2 họ. Tuy nhiên, việc nên lựa chọn mẫu váy cưới như nào cho phù hợp, không lộ bụng đang khiến nhiều nàng lo lắng. Mọi vấn để đều sẽ được giải quyết, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luxury Wedding nhé!

Cô dâu có bầu cần lưu ý những điều gì khi đi chọn váy cưới

Cô dâu có bầu thường rơi vào những tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian nguy hiểm nhất, dễ ảnh hưởng đến bé nhất. Bên cạnh đó, bụng bầu càng lớn, việc di chuyển sẽ càng khó khăn. Do đó, khi chọn váy cưới cô dâu cần lưu ý những điều sau:

1. Chọn chất liệu nhẹ nhàng 

Váy cưới thường có độ nặng nhất định. Trong quá trình tiệc cưới diễn ra, cô dâu sẽ phải di chuyển, đi lại nhiều hơn. Do đó, để giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, khi chọn váy cưới cho bà bầu, bạn nên ưu tiên những kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ, chất liệu thoải mái. 

Cô dâu bụng bầu
Cô dâu bụng bầu nên ưu tiên chọn váy cưới chất liệu thoải mái

2. Cô dâu có bầu nên tránh kiểu dáng ôm sát

Bên cạnh chất liệu, cô dâu cũng cần chú ý đến kiểu dáng váy cưới. Hãy chú ý tránh những thiết kế ren mỏng, đuôi cá. Đây là những mẫu váy cưới ôm sát cơ thể, dễ lộ bụng. 

Bạn nên ưu tiên những mẫu váy xoè rộng, công chúa, những mẫu váy cổ V hoặc cúp ngực. Chúng sẽ giúp tôn lên vòng V đầy đặn, trông bạn sẽ lộng lẫy và bồng bềnh hơn. 

Kiểu váy che bụng bầu
Váy cưới đuôi cá ôm sát dễ lộ khuyết điểm

3. Chọn váy có độ dài vừa phải

Trong ngày cưới cô dâu sẽ phải di chuyển nhiều. Để tránh vấp té, vướng chân vào váy bạn nên chọn những mẫu váy có độ dài vừa phải. Bên cạnh đó, những mẫu váy có phần dưới bó sát cũng nên được loại bỏ. 

Váy cưới che bụng bầu
Để tránh vấp ngã cô dâu nên chọn váy cưới có độ dài vừa phải

Những điều cô dâu có bầu phải đối mặt nếu có em bé trước khi cưới

Chọn váy cưới khi đã có em bé không phải chuyện dễ dàng. Các cô dâu sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau khiến việc chọn trang phục trở nên khó. Trong đó, 2 vấn đề cơ bản thường thấy nhất đó là: 

1. Vội vã chọn váy cưới sát ngày

Có thể bạn không biết, thai nhi có tốc độ phát triển nhanh chóng. Bụng bầu của bạn sẽ to lên nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Bởi vậy, cô dâu được khuyên chọn váy cưới sát ngày tổ chức để vừa người nhất. 

Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến các nàng phải vội vàng tìm kiếm váy trong thời gian ngắn. Đây cũng là nguyên nhân khiến nàng khó tìm được mẫu váy ưng ý nhất. 

Váy cưới giấu bụng bầu
Chọn váy cưới cho nàng dâu bụng bầu thật không dễ dàng

2. Số đo không hoàn hảo 

Hầu hết các mẫu váy cưới cao cấp đều được thiết kế và may theo số đo phổ thông. Vì vậy, khi bụng bầu của bạn đã “quá cỡ” khiến bạn khó khăn khi thử váy. 

Bên cạnh đó, việc sửa số đo theo cơ thể bà bầu cũng sẽ khiến váy cưới mất đi được vẻ đẹp vốn có. Do đó, việc chọn váy cưới khi mang bầu thật đang khiến nhiều cô dâu “đau đầu”. 

Kiêng kỵ trong lễ cưới cô dâu có bầu cần biết

Cô dâu có bầu trong ngày cưới cần chuẩn bị những gì? Tham khảo ngay để có đám cưới trọn vẹn nhé!

1. Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

Khi đã mang thai việc quan trọng nhất bạn cần làm là đảm bảo an toàn cho bé. Do đó, cô dâu trước, trong và sau đám cưới cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe bản thân. Bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng đủ để dù đám cưới có diễn ra cũng không khiến nàng quá mệt mỏi. 

2. Không nên đi giày cao gót

Mặc dù giày cao gót sẽ giúp đôi chân bạn thon dài hơn, tăng phần lộng lẫy. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé đừng quên chuẩn bị chiếc giày thấp gót nhé!

Cô dâu có bầu kiêng gì ngày cưới
Cô dâu có em bé nên tránh đi giày quá cao

3. Cô dâu có bầu không trang điểm đậm

Trong mỹ phẩm chứa các thành phần kích ứng, có hại cho em bé. Thậm chí, các mẹ bầu được khuyến cáo là không nên dùng mỹ phẩm khi mang thai. Bởi vậy, bạn nên ưu tiên trang điểm nhẹ nhàng, vừa phải để vẫn tươi sáng mà không hại cho em bé. 

4. Không làm những việc nặng nhọc

Ngày cưới bộn bề nhiều công việc. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho 2 mẹ con bạn nên chú ý nghỉ ngơi, tránh làm các công việc nặng nhọc. Hãy ưu tiên phụ giúp những việc nhẹ nhàng và nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình nhé! 

Lưu ý chọn váy cưới cho cô dâu bụng bầu
Đi lại nhẹ nhàng để đảm bảo sức khoẻ nàng nhé!

5. Không đi lại quá nhiều

Trong ngày cưới, cô dâu chú rể thường phải đi tiếp khách mà không được nghỉ ngơi. Điều này vô tình khiến bản thân cô dâu mệt mỏi. Do đó, các nàng có thể chia nhỏ thành các đợt để đi cùng chú rể, tránh tiếp khách liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe.  

Chọn váy cưới cho cô dâu có bầu thật không dễ dàng. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng Luxury Wedding sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Chúng tôi sở hữu những mẫu váy hoàn hảo nhất cùng dịch vụ chụp ảnh cưới cho nàng bầu tốt nhất. Chắc chắn bạn sẽ là nàng dâu lộng lẫy và tự tin nhất trong ngày cưới. 

Liên hệ với chúng tôi nay để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Chúc bạn thành công!

Top những mẫu áo dài bê tráp được yêu thích nhất hiện nay

Đối với các nàng sắp làm cô dâu thì bên cạnh việc chụp ảnh cưới, thuê địa điểm, chuẩn bị của hồi môn… thì việc chọn áo dài bê tráp cũng rất quan trọng. Điều này không chỉ thể hiện sự chu đáo của cô dâu với dàn phù dâu. Ngoài ra còn giúp bạn có được những shoot hình tuyệt vời, lung linh khi đứng cùng dàn bê tráp của mình. Cùng bạn tìm hiểu thêm về điều này qua bài viết dưới đây:

Những mẫu áo dài được ưa chuộng nhất hiện nay

Áo dài bê tráp có rất nhiều mẫu khác nhau độc đáo và đẹp mắt. Tuy nhiên có 5 mẫu được yêu thích nhất bao gồm: 

Áo dài bê tráp cách tân đỏ

Mẫu áo dài bê tráp thường có thiết kế là áo dài cách tân với phần tay áo cùng vạt áo ngắn hơn so với áo dài truyền thống. Vì các cô dâu đã diện áo dài truyền thống đỏ. Nên các đội bê tráp thường chọn màu đỏ cho cùng tông. Tuy nhiên sẽ chọn thiết kế cách tân hiện đại để không lấn át nhân vật chính. Bạn có thể phối áo dài cách tân cùng váy xòe để tăng thêm sự trẻ trung thay vì mặc quần lụa dài.

Mẫu áo dài đỏ cách tân
Mẫu áo dài bê tráp đỏ trẻ trung, hiện đại

Áo dài bê tráp truyền thống hồng pastel

Ngoài mẫu áo dài cách tân màu đỏ, cô dâu có thể chọn cho dàn bê tráp của mình mẫu áo dài truyền thống màu hồng pastel. Với kiểu dáng hiện đại thiết kế trạm mắt cá chân cùng phần tay cách điệu trẻ trung. Bộ trang phục này chắc chắn sẽ rất phù hợp với các cô gái đang độ tuổi đôi mươi. Nét đẹp nhẹ nhàng, tinh tế của bộ áo dài truyền thống màu hồng chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Áo dài bê tráp màu pastel nhẹ nhàng thướt tha
Áo dài bê tráp màu pastel nhẹ nhàng thướt tha

Áo dài bưng quả tay phồng

Nếu ưa thích mẫu áo dài tay phồng thì đừng ngần ngại lựa chọn cho dàn bê tráp trong đám cưới của mình. Với  thiết kế phần tà áo khá giống với áo dài truyền thống nhưng cổ áo được cách điệu trong có phần điệu đà hơn. Ngoài ra phần tay áo được cắt ngắn và làm phồng tạo nên nét duyên dáng, nhẹ nhàng, thanh lịch.

Áo dài bưng quả tay phồng tinh tế, nhẹ nhàng cho đám cưới
Áo dài bưng quả tay phồng tinh tế cho đám cưới

Áo dài bưng quả màu vàng 

Với thiết kế mang hơi hướng truyền thống với phần cổ cao, tay và vạt áo kín đáo. Mẫu áo dài này sẽ tone sur tone với bộ áo dài chữ Hỷ của cô dâu. Tuy thiết kế quen thuộc nhưng  vẫn không kém phần sang trọng và nổi bật. Bộ áo dài bê tráp màu vàng này thích hợp cho các đám cưới được tổ chức theo phong cách cổ điển xen lẫn hiện đại. Tuy nhiên phần gấm khá kín đáo và dày dặn sẽ không phù hợp cho những ngày hè oi nóng. Do đó bạn nên cân nhắc thật kỹ. 

Áo dài bê tráp màu xanh 

Mẫu áo này sở hữu thiết kế tương tự áo dài truyền thống. Nhưng phần tay áo được cắt  ngắn và có đính thêm phần hoa trắng. Điều này góp phần tôn thêm nét thanh lịch và đẹp mắt. Nếu cô dâu diện áo dài trắng thì quả thực đẹp mê ly. Mẫu áo dài này cũng rất tôn da nên được nhiều đám cưới lựa chọn. 

Mẫu áo dài xanh lá cây nổi bật được nhiều cô dâu chọn cho dàn bê tráp của mình
Mẫu áo dài xanh lá cây nổi bật được nhiều cô dâu chọn cho dàn bê tráp của mình

Kinh nghiệm khi lựa chọn áo dài bê tráp

Để lựa chọn được mẫu áo dài bê tráp ưng ý hãy nhớ tuân thủ các lưu ý sau đây: 

  • Hãy chọn những kiểu dáng cách tân hoặc truyền thống theo đúng concept của buổi lễ ăn hỏi. 
  • Hãy chọn những loại chất liệu vải may đúng với dáng người và đúng với thời tiết của mùa đó. 
  • Các họa tiết trên áo dài cần tuân theo không khí của buổi lễ. 
  • Chọn màu sắc áo dài theo tone màu chủ đạo của buổi lễ ăn hỏi. 
  • Lựa chọn những phụ kiện đi kèm ăn ý và phù hợp.
  • Hãy chọn các đơn vị cung cấp áo dài và phụ kiện phù hợp với ngân sách. 
  • Các bộ áo dài bê tráp không nên có thiết kế và màu sắc nổi bật hơn trang phục của cô dâu chú rể. 
  • Nên đưa đội bê tráp đi thử tại cửa hàng hoặc lấy số đo đi thuê để đảm bảo trang phục vừa vặn. 
Trang phục của dàn bê lễ thể hiện sự chỉn chu và tinh tế của cô dâu, chú rể
Trang phục của dàn bê lễ thể hiện sự chỉn chu và tinh tế của cô dâu, chú rể

Những địa chỉ thuê áo dài bê tráp uy tín tại TP.HCM

Hiện nay dịch vụ cưới hỏi rất phát triển. Đặc biệt là tại các thành phố lớn. Các cặp đôi không khó khăn gì trong việc lựa chọn đơn vị cho thuê áo dài đẹp. Dưới đây là một số đơn vị cho thuê nổi tiếng và có giá hợp lý tại TP.HCM:

  • Áo dài Hạnh tại số 6/3 đường CMT8, phường Bến Thành, Quận 1. 
  • Áo dài Ngọc Hiền số 362/32/3D đường Phan Huy Ích phường 12, quận Gò Vấp. 
  • Tài lộc Wedding số 1102 đường Tự Lập, phường 4, quận 1
  • Design life Studio số 41 đường Hoàng Diệu, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. 
SanSanbridal là thương hiệu cung cấp áo dài nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh
SanSanbridal là thương hiệu cung cấp áo dài nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh

Đặc biệt trong danh sách những địa điểm thuê áo dài bưng quả đẹp và sang tại TP. Hồ Chí Minh không thể bỏ qua thương hiệu SanSanbridal. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cưới hỏi, San San cung cấp những mẫu áo dài bưng tráp đa dạng, độc đáo với mức giá thuê hợp lý. Hiện thương hiệu này có 2 cơ sở tại: 

  • Cơ sở 1: số 179 – 181 – 183 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh
  • Cơ sở 2: số 305 đường Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú 

Như vậy bài viết đã giới thiệu đến bạn những mẫu áo dài bê tráp đẹp xuất sắc được nhiều bạn lựa chọn. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chọn được áo đẹp. Ngoài ra còn chỉ dẫn bạn một số địa chỉ cho thuê áo dài chất lượng ở TP.HCM. Hy vọng những thông tin đó sẽ hữu ích với bạn. Cám ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ SAN SAN. Hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo.  

Nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi miền Tây có thể bạn chưa biết

Để có một đám cưới trọn vẹn làm nền móng cho cuộc hôn nhân viên mãn thì phần chuẩn bị cần kỹ càng. Mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức khác nhau mang đặc trưng văn hoá của nơi đó. Trong bài viết hôm nay mời bạn cùng San San tìm hiểu lễ cưới hỏi miền Tây xem có gì đặc sắc nhé! 

Ý nghĩa đặc biệt lễ cưới hỏi miền Tây

Lễ cưới hỏi là phong tục đã xuất hiện từ lâu. Nó là nghi thức không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của người Việt ở ba miền: Bắc – Trung – Nam. Sự kiện này đánh dấu sự chín muồi của tình yêu đôi lứa. Đồng thời cũng là dấu mốc quan trọng cho thấy sự trưởng thành của hai người. Bên cạnh đó lễ cưới hỏi được tổ chức còn phản ánh tinh thần trách nhiệm và sự công nhân của gia đình và xã hội đối với quan hệ vợ chồng của hai bạn trẻ. 

net-doc-dao-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-mien-tay-co-the-ban-chua-biet
Lễ rước dâu bằng ghe độc đáo trong lễ cưới hỏi miền Tây

Sau khi đăng ký kết hôn, hai bạn trẻ sẽ tổ chức một lễ cưới trọng đại. Lễ cưới sẽ được diễn ra ở cả hai gia đình. Với những nghi lễ hết sức linh thiêng và trang nghiêm. Những kỷ vật tượng trưng cho tình yêu đôi lứa như: bông tai, kiêng hay nhẫn cưới sẽ được trao tại lễ cưới. Ngoài ra còn có những lời thể nguyện gắn bó cũng sẽ được thể hiện trong đám cưới. Bên cạnh đó là những giọt nước mắt hạnh phúc bày tỏ sự biết ơn dành cho cha mẹ đôi bên. Ngày cưới chính là dịp để cô dâu chú rể bày tỏ tình yêu vô bờ bến đối với đấng sinh thành. Đó còn là sự cam kết xây dựng hôn nhân quan trọng hơn cả tờ giấy đăng ký kết hôn. 

6 Lễ cưới hỏi miền Tây

Theo truyền thống nhiều đời nay, lễ cưới hỏi miền Tây bao gồm 6 lễ (lễ lục) sau đây:

Lễ giáp lời

Ở một số nơi, lễ này có tên là dạm ngõ. Nhà trai sẽ đến nhà gái để nói chuyện. Thông thường câu chuyện sẽ xoay quanh việc tuổi tác của hai bạn trẻ. Ngoài ra có thể bạn tính thêm về việc hôn nhân và dự định trước đám cưới. 

Hai gia đình gặp mặt nói chuyện về lễ cưới
Hai gia đình gặp mặt nói chuyện về lễ cưới

Lễ thông gia

Sau nghi thức giáp lời, họ nhà trời sẽ mời nhà gái sang nhà chơi. Điều này là để nhà gái biết gia cảnh mà yên tâm về nơi con gái mình sẽ gả vào. 

Lễ cầu thân

Lễ cầu thân rất thú vị làm nên nét độc đáo của cưới hỏi miền Tây. Sau khi hai bên gia đình đồng ý cho hai bạn trẻ kết hôn, họ  nhà trai sẽ đem lễ vật đến nhà gái. Vì vậy lễ này còn gọi là bỏ hàng rào thưa hay lễ cho đồ. Hiện nay lễ này thường bị bỏ qua vì các đôi uyên ương có sự tìm hiểu từ trước.

Lễ hỏi

Đây là nghi lễ không thể thiếu trong cưới hỏi miền Tây. Tại nhà gái sẽ treo biển Lễ đăng khoa hoặc Lễ đính hôn. Các nghi thức diễn ra theo trình tự sau: người thông lễ khai trinhf lễ, trình lễ khai hoà khấn gia tiên tiền  tổ. Tiếp theo là lễ thượng đăng khi trưởng tộc nhà gtrai rót cưới. Cuối cùng đến lễ bái gia tiên, lễ thượng đăng, lễ đỡ mâm tráp và trình lễ kiểu. 

Mâm quả trong lẽ cưới của các cặp đôi miền Tây Nam Bộ
Mâm quả trong lẽ cưới của các cặp đôi miền Tây Nam Bộ

Lễ cưới và đón dâu

Đây là nghi lễ trang trọng nhất và cũng đông vui nhất. Lễ cưới thường diễn ra ở cả hai nhà chàng trai và cô gái. Tất cả đều được chuẩn bị kỹ càng và công phu. Tại nhà trai sẽ treo bảng Tân hôn còn nhà gái treo bảng Vu quy. Một rạp cưới lộng lẫy và kỳ công được dựng lên. Đặc biệt là phần cổng cưới sẽ được làm rất hoành tráng.

Lễ phản bái

Đây là nghi lễ đánh dấu sự khác biệt trong phong tục cưới hỏi miền Tây với các địa phương khác. Cụ thể sau 3 ngày cưới, cô dâu chú rể sẽ quay  lại nhà mẹ cô dâu. Thông thường cha mẹ chú rể cũng cùng đi. Họ sẽ mang theo lễ vật gồm rượu và cặp vịt đực. Đây được xem là lễ thể hiện sự biết ơn của chú rể vì đã nuôi nấng và gả con cho mình. 

net-doc-dao-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-mien-tay-co-the-ban-chua-biet
Chiếc cổng cưới trang trí hoàng tráng tại miền Tây

Cưới hỏi miền tây – những điểm độc đáo và thú vị

Quy cách rước dâu

Với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên văn hóa cưới hỏi miền Tây cũng mang đậm nét của vùng sông nước. Ngày trước khi giao thông đường bộ chưa phát triển, các đám cưới chủ yếu rước dâu bằng phà, tàu hoặc ghe. Ngày kia tuy đường to dẫn đến tận nhà đi ô tô rất tiện. Vậy nhưng nhiều gia đình vẫn chọn cách đi rước dâu trên những con tàu ghe mộc mạc, đơn sơ. Bởi họ muốn lưu giữ lại một trong những nét văn hóa độc đáo nhất của địa phương. Những chiếc tàu ghe đi rước dâu sẽ được trang trí sặc sỡ bắt mắt với rất nhiều hoa và bong bóng…

Cỗ cưới hỏi miền Tây

Trong mâm cỗ cưới ở miền Tây thường sẽ có 5 món. Đây đều là những món đặc sản tại địa phương. Tuy nhiên sẽ không có món canh đắng, canh cua hay món nắm. Vì những món này cay đắng, chua chát và hôi hám. Chúng sẽ không may mắn trong ngày cưới trọng đại. Bên cạnh đó món cá lóc nướng cũng không được góp mặt trong cỗ cưới. Bởi chúng cháy xém tượng trưng cho sự đen đủi không may mắn.

Cỗ cưới gồm ít nhất 5 món đặc sản địa phương của người dân miền Tây
Cỗ cưới gồm ít nhất 5 món đặc sản địa phương của người dân miền Tây

Lễ cưới hỏi miền Tây còn có một nét độc đáo thú vị khác. Đó chính là vào ngày cưới ngoài họ hàng thân thiết thì tất cả hàng xóm đều sẽ đến chung vui và phụ việc tổ chức. Vì vậy đám cưới giống như một ngày hội lớn của cả xóm. Tất cả mọi người ai cũng hân hoan, háo hức và tất bật chạy đi chạy lại nói cười rôm rả.

Trên đây là những điểm độc đáo thú vị chỉ có trong lễ cưới hỏi miền Tây. Bạn cảm nhận như thế nào về lễ cưới này. Hãy để lại bình luận chia sẻ cùng San San nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy tiếp tục theo dõi San San để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé! 

Khám phá sự khác biệt trong nghi thức lễ gia tiên 3 miền Bắc – Trung – Nam 

Trong phong tục cưới hỏi của người Việt, lễ gia tiên là một trong những nghi thức quan trọng. Là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ bao đời nhằm tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Ở mỗi miền đất nước, nghi lễ này sẽ có sự khác biệt về cách thức và trang trí. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của LUXURY WEDDING để khám phá kỹ hơn về phong tục độc đáo này nhé!

Lễ gia tiên là gì? Ý nghĩa của lễ cúng gia tiên

Lễ gia tiên hay còn được gọi là lễ cúng gia tiên. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu trong lễ cưới hỏi của người Việt từ xưa đến nay.  

Theo từ điển Hán Việt, “gia” có nghĩa là “gia đình”; “tiên” có nghĩa là “đầu tiên” và “tổ tiên”.  Do đó, lễ cúng gia tiên được hiểu theo các ý nghĩa sau: 

  • Là lễ ra mắt chính thức của cô dâu, chú rể với gia đình 2 bên. Đồng thời, qua đây cầu mong sự chúc phúc từ những người đã khuất. 
  • Là nghi lễ quan trọng thể hiện truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc. Nén hương được cô dâu chú rể thắp nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với bề trên và dòng tộc.  
  • Là nghi thức thông báo, là lời xin phép của gia đình trước bàn thờ ông bà tổ tiên về việc dựng vợ, gả chồng cho con cháu. 
Lễ gia tiên là gì
Lễ gia tiên là một trong những nghi thức không thể thiếu trong đám cưới người Việt

Tổng hợp các nghi thức tổ chức lễ gia tiên

Thông thường, lễ cúng gia tiên sẽ được tiến hành trong lễ ăn hỏi và lễ cưới với các nghi thức cụ thể tại nhà gái và nhà trai.

Cúng gia tiên tại nhà gái

Lễ cúng gia tiên tại nhà gái được tổ chức vào ngày cưới, khi nhà trai đến thưa chuyện hôn nhân và ngỏ ý muốn rước dâu về nhà. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục chào hỏi, phát biểu, lễ cúng gia tiên sẽ được tiến hành. Bố cô dâu hoặc người đại diện nhà gái sẽ thắp nén hương đầu tiên lên bàn thờ và trình báo chuẩn bị gả con gái và giới thiệu chàng rể mới với bề trên. 

Ngay sau đó, cô dâu và chú rể sẽ được hướng dẫn thắp hương lên bàn thờ. Khi nghi lễ hoàn thành, nhà trai có thể chính thức rước dâu về nhà. 

Cúng gia tiên tại nhà gái
Nghi thức cúng lễ gia tiên tại nhà gái được tổ chức khi nhà trai đến rước dâu

Cúng gia tiên tại nhà trai

Lễ gia tiên tại nhà trai được diễn ra ngay sau khi đón dâu về nhà. Nghi thức sẽ được tiến hành khi 2 bên gia đình đã nói chuyện và ổn định chỗ ngồi. Tùy cách bày trí bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình mà việc thực hiện nghi lễ sẽ có sự chứng kiến của cha mẹ chú rể hoặc của đông đảo người tham dự. 

Bố mẹ chú rể sẽ tiến thành thắp hương, đọc bài khấn. Sau đó, cô dâu, chú rể sẽ thực hiện theo hướng dẫn của chủ hôn. Cuối cùng là thắp hương lên bàn thờ và cúi lạy bố mẹ, người lớn trong dòng họ.  

Cúng gia tiên tại nhà trai
Nghi thức cúng gia tiên tại nhà trai được tổ chức khi đã rước cô dâu về nhà

Ngày nay, trong một số trường hợp do điều kiện không cho phép như nhà quá nhỏ, nhà trai hoặc nhà gái cách quá xa, lễ gia tiên tại nhà trai hoặc nhà gái có thể được tổ chức ngay tại nhà hàng đãi tiệc. Điều này đảm bảo thuận tiện cho gia đình 2 bên mà vẫn giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

So sánh nghi thức làm lễ gia tiên giữa 3 miền

Về cơ bản, lễ cúng gia tiên tại 3 miền Bắc – Trung – Nam đều trang trọng và chỉnh chu. Điểm khác biệt lớn nhất trong nghi thức làm lễ chính là sự bày trí bàn thờ. Cùng tìm hiểu sự khác biệt này qua nội dung dưới đây: 

Nghi thức cúng gia tiên miền Bắc 

Lễ gia tiên miền Bắc
Nghi thức cúng gia tiên miền Bắc

Đối với người miền Bắc, nghi thức cúng gia tiên sẽ được tiến hành tại bàn thờ chính của gia đình. Trước khi diễn ra đám cưới, bàn thờ sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng. Trong ngày cưới, bàn thờ sẽ được phủ thêm vải đỏ, dán chữ Hỷ hoặc câu đối đỏ. Điều này tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc bền lâu. 

Lễ vật bày trí bao gồm mâm ngũ quả; lọ hoa lay ơn hoặc hoa cúc; mâm đồ cúng mặn gồm gà luộc, xôi gấc và các lễ vật do nhà trai mang đến. 

Nghi thức cúng gia tiên miền Trung

Lễ cúng gia tiên miền Trung
Nghi thức cúng gia tiên miền Trung

Với tính cách phóng khoáng, lễ gia tiên của người miền Trung khá đơn giản. Dù không cầu kỳ như người miền Bắc nhưng bàn thờ của họ vẫn đầy đủ mâm lễ gồm trầu cau, rượu, trà, nến tơ hồng và bánh phu thê. Ngoài ra, lễ vật bày trí thêm sẽ có mâm ngũ quả và hoa tươi trang trí. 

Nghi thức cúng gia tiên miền Nam 

Lễ cúng gia tiên miền Nam
Nghi thức cúng gia tiên miền Nam

Đối với người miền Nam, lễ cưới là sự kiện đặc biệt quan trọng. Do đó, nghi thức cúng gia tiên được đặc biệt coi trọng đặt lên hàng đầu. 

Trong ngày cưới, bàn thờ cúng gia tiên không chỉ đầy đủ mà còn phải đẹp mắt. Trên bàn thờ sẽ treo phông đỏ, câu đối và dán chữ hỷ. Đặc biệt, trên bàn thờ phải có sự xuất hiện của cặp lư đồng đã đánh bóng, mâm ngũ quả kết rồng phượng cùng cây đèn lớn.  

Có thể khẳng định rằng, lễ gia tiên mỗi miền một vẻ nhưng điểm chung chính là ý nghĩa văn hóa tốt đẹp cùng sự chỉnh chu trong bày trí và thực hiện. Nếu bạn đang chuẩn bị cho đám cưới của mình mà vẫn chưa nắm rõ những gì cần chuẩn bị và cần làm thì hãy lưu lại ngay những chia sẻ của chúng tôi nhé!

Hy vọng thông tin trên bổ ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi LUXURY WEDDING mỗi ngày để khám phá những kiến thức mới lạ có thể bạn chưa biết nhé!

Chúc bạn thành công!

Tổng hợp các mẫu áo dài bà sui sang trọng, lịch lãm nhất năm 2022

Áo dài bà sui là trang phục không thể thiếu trong những ngày lễ trọng đại của đám cưới. Những mẫu áo dài đẹp sẽ giúp mẹ cô dâu, mẹ chú rể thêm tự tin, quý phái. Đồng thời, thể hiện sự tôn trọng đối với thông gia và quan viên 2 họ. Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu áo dài sang trọng, lịch lãm diện trong ngày lễ quan trọng của con trai, con gái thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của LUXURY WEDDING nhé!

Áo dài bà sui diện trong những dịp nào?

Áo dài bà sui hay còn gọi là áo dài mẹ chồng, áo dài mẹ vợ. Theo phong tục của người Việt, trang phục này sẽ được các mẹ diện trong 3 ngày lễ quan trọng của đám cưới. Cụ thể gồm: lễ ăn hỏi, lễ thành hôn và khi tiếp khách. 

Trong lễ ăn hỏi 

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn. Đây được coi là buổi thông báo chính thức việc hứa gả con giữa 2 bên gia đình. Trong nghi lễ này, mẹ chú rể sẽ đóng vai trò là người mang lễ vật tới nhà gái. 

Lúc này, mẹ chú rể cần lựa chọn trang phục sang trọng, phù hợp với vai trò “trưởng đoàn”. Do đó, một chiếc áo dài vừa vặn, trẻ trung và duyên dáng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. 

Áo dài bà sui sang trọng
Bà sui sang trọng trong bộ áo dài ngày ăn hỏi

Trong lễ thành hôn

Nếu cô dâu tinh khôi trong bộ váy cưới, chú rể và các ông sui lịch lãm trong bộ vest thì các bà sui lại lộng lẫy, quý phái trong bộ áo dài đẹp mắt. Mẹ cô dâu và mẹ chú rể nên chọn những bộ áo dài tinh tế, cách điệu, tôn dáng. Qua đó, tạo ấn tượng, thể hiện sự tôn trọng với quan viên 2 họ. 

áo dài bà sui trẻ trung
Áo dài mẹ chồng, mẹ vợ sang trọng trong lễ cưới

Trong lễ tiếp khách 

Ông sui, bà sui trong lễ cưới chính là hình ảnh đại diện cho 2 bên gia đình. Ngoài việc tổ chức nghi thức cưới hỏi, ông bà sui sẽ thay mặt gia đình tiếp khách 2 họ. Áo dài bà sui lúc này bên cạnh thiết kế sang trọng, lịch lãm. Đồng thời, cần gọn gàng, tiện dụng, thuận lợi cho quá trình di chuyển, vận động. 

3 ngày lễ, 3 ngày quan trọng nhất trong đời con cái. Sự sang trọng, lộng lẫy của những bộ áo dài mẹ chồng, mẹ vợ thể hiện sự chỉnh chu, tầm vóc của người mẹ. Thông qua đây, cũng giúp mẹ gửi gắm những ước mong, lời chúc tốt lành về một cuộc hôn nhân viên mãn, hoàn hảo đến 2 con. 

Những mẫu áo dài sui gia được ưa chuộng nhất hiện nay

Bộ áo dài sui gia hoàn hảo nhất là bộ áo được thiết kế vừa vặn, màu sắc tinh tế, kiểu dáng trẻ trung, nhã nhặn và phù hợp với màu tóc, làn da của bà sui. Vậy đâu là các mẫu áo dài đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Hãy cùng tham khảo và chọn cho mình mẫu áo dài phù hợp nhất mẹ nhé!

Áo dài cổ tròn

Mẫu áo dài bà sui cổ tròn có thiết kế cổ cao, kín đáo mang đậm nét truyền thống của người phụ nữ Việt xưa. Với phần cổ tròn, mẫu áo này sẽ làm tôn lên vóc dáng, giúp mẹ nhìn trẻ trung hơn. Đặc biệt, mẫu áo này không hề kén dáng người, đặc biệt còn tạo cho người mặc cảm giác thoải mái, mát mẻ.

Áo dài cổ thuyền

Áo dài cổ thuyền là lựa chọn phù hợp cho các mẹ có đôi vai gầy, mỏng. Bờ vai mảnh khảnh sẽ trông rộng và đầy đặn hơn trông thấy. Tuy nhiên, mẫu áo này khá kém duyên với bà sui có vòng một khiêm tốn. 

Bên cạnh đó, các mẫu áo dài cổ thuyền ngày càng đa dạng với các kiểu dáng đẹp mắt. Với các mẹ thích phong cách trẻ trung, năng động có thể chọn áo dài cổ thuyền tay lửng. Còn nếu mẹ muốn thể hiện sự nhẹ nhàng, dịu dàng thì áo dài cổ thuyền đính ngọc trai quanh cổ sẽ là một lựa chọn đáng tham khảo. 

Mẫu áo dài bà sui đẹp nhất
Mẫu áo dài thuyền sang trọng cho bà sui
Mẫu áo dái mẹ cô dâu đẹp nhất
Mẫu áo mẹ chồng đẹp cho ngày vui của con trai

Áo dài 3D

Áo dài bà sui 3D là mẫu áo đang thịnh hành trang thời gian gần đây. Với thiết kế họa tiết 3D in nổi mẹ sẽ trở nên trẻ trung, ấn tượng hơn. 

Các mẫu áo dài 3D thường được làm từ vải ren mỏng, họa tiết in nổi đính kim sa kết hợp cùng các gam màu hồng phần, vàng, hồng đào. Hiệu ứng từ bộ áo dài sẽ tạo nên vóc dáng cân đối, thon gọn, giúp mẹ trở nên duyên dáng hơn bao giờ hết trong ngày lễ. 

Áo dài bà đám cưới đẹp
Mẫu áo dài bà sui đẹp

Những lưu ý khi chọn áo dài bà sui

Việc lựa chọn mẫu áo dài phù hợp tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến nhiều mẹ đắn đo bởi có quá nhiều sự lựa chọn. Để có được bộ áo dài ưng ý, phù hợp nhất mẹ cần lưu ý những điều sau: 

Thiết kế áo phải phù hợp với dáng vóc

Kiểu dáng áo đẹp thường không quá ôm sát, độ dài vừa phải, vừa giúp tôn dáng vừa thoải mái. Các mẹ có thân hình đầy đặn sẽ thích hợp với họa tiết nhỏ xinh như đính đá hay đính kim sa. Ngược lại, nếu mẹ có dáng người nhỏ xinh thì mẫu áo hoa văn 3D sẽ tạo được điểm nhấn và giữ dáng người cân đối hơn. 

Mẫu áo dài mẹ chồng đẹp
Chọn áo dài phù hơp với vóc dáng

Chọn màu sắc áo dài phù hợp với độ tuổi

Các mẫu áo dài sui gia phù hợp cho các mẹ có độ tuổi từ 40-70 tuổi. Các màu áo mẹ nên chọn như tím, xanh dương đậm, đỏ đô, xanh lá mạ,… Đây là các màu sắc tương đối an toàn. Ngoài ra, các màu vàng, hồng phần sẽ phù hợp với các mẹ thích trẻ trung, hiện đại.

Màu sắc áo dài mẹ vợ đẹp
Mẫu áo dài mẹ chồng, mẹ vợ trẻ trung

Chất liệu áo dài phù hợp với thực tế 

Khi chọn áo dài, ngoài kiểu dáng, mẹ cần chú ý đến chất liệu phải phù hợp với thời tiết. Nếu đám cưới vào mùa hè, mẹ nên ưu tiên chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi như lụa hay sa tanh. Nếu vào mùa đông mẹ có thể chọn áo dài vải nhung để trông quý phái và ấm áp hơn. 

Trên đây là các mẫu áo dài bà sui sang trọng, lịch lãm nhất LUXURY WEDDING gợi ý đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể chọn cho mẹ hay cho chính mình mẫu áo dài ưng ý để trở nên quý phái, ấn tượng nhất trong ngày lễ trọng đại sắp tới. 

Chúc bạn thành công!

Kinh nghiệm chọn ảnh cổng cưới đẹp và đúng chuẩn cho các cặp đôi

Bên cạnh việc chọn lựa hình ảnh để làm album ảnh  cưới thì việc chọn ảnh cổng cưới cũng rất quá trọng. Bởi bức ảnh này sẽ được đặt ở nơi trang trọng là cổng vào đám cưới, nơi đầu tiên khách mời đặt chân, nơi họ check – in và đi qua khi về. Do đó nhiều cặp đôi gặp khó khăn trong việc lựa chọn tấm ảnh này. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu yêu cầu và kinh nghiệm chọn ảnh để cổng đẹp cho đám cưới nhé! 

Ảnh cổng cưới đẹp và đúng chuẩn cần những yêu cầu gì?

Để có một tấm hình ảnh cổng cưới đẹp và chuẩn cần đáp ứng đủ 3 yếu tố sau về kích thước, chất liệu và hình dạng. 

Kích thước ảnh cổng cưới chuẩn

Trên thực tế không có kích thước chuẩn cố định cho mọi ảnh cổng cưới. Vì vậy bạn có thể tùy chọn theo sở thích nhưng hãy cân đối với không gian sảnh tiệc. Thông thường kích thước được dùng nhiều nhất là 60x90cm. Với kích thước này đủ để nhận diện hai nhân vật chính nhưng cũng không gây ra sự trật trội và tốn diện tích. 

Kinh nghiệm chọn ảnh cổng cưới đẹp và đúng chuẩn cho các cặp đôi
Hiện nay không có kích thước ảnh cổng cưới cố định nên bạn có thể tuỳ ý lựa chọn

Chất liệu ảnh được yêu thích 

Hiện nay chất liệu ảnh được yêu thích nhất chính là ép gỗ. Chất liệu này vừa bền lại vừa có giá thành hợp lý. Ngoài ra màu sắc của ảnh cũng chân thực và lột tả được những ý đồ về màu sắc, ánh sáng. Bên cạnh đó còn có chất liệu tráng gương cũng được yêu thích. Lớp pha lê phủ lên ảnh mang phong cách Hàn Quốc. Điều này góp phần tạo dấu ấn khác biệt về sự trong sáng, bạn có thể tham khảo thêm. 

Hình dáng ảnh để cổng đám cưới phổ biến

Có hai hình dáng ảnh cổng cưới là ngang và dọc. Lựa chọn kiểu ảnh nào tùy thuộc vào không gian có rộng hay không. Ngoài ra bạn có thể căn cứ vào bối cảnh chụp ảnh. Nếu những bức ảnh được chụp trong studio đơn giản thì nên chọn ảnh đứng để làm nổi bật cô dâu chú rể. Ngược lại nếu ảnh chụp ở nơi có phong cảnh, hoa lá, trời mây thì nên chọn ảnh khung ngang. 

Kinh nghiệm chọn ảnh cổng cưới đẹp và đúng chuẩn cho các cặp đôi 2
Nếu background chụp là hoa lá, trời mây thì nên chọn ảnh khung ngang

Gợi ý những kiểu ảnh cổng cưới đẹp, tự nhiên

Hiện nay với sự phát triển và giao thoa của các nền văn hoá nhiều phong cách chụp ảnh cưới đã ra đời. Trong đó về phần ảnh cổng cưới có 3 kiểu phổ biến thường thấy nhất sau đây: 

Kiểu truyền thống

Kiểu chụp ảnh cổng cưới này xuất hiện ở đa số đám cưới hiện nay. Đây là cảnh chụp cận tập trung vào hai nhân vật chính là cô dâu chú rể. Kiểu chụp này còn có tên gọi khác là chụp ảnh chân dung vì sẽ đảm bảo nhìn rõ ít nhất 70% khuôn mặt của họ. Các tạo dáng cho kiểu chụp này cũng rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cô dâu chú rể có thể khoác tay, đứng cạnh trang nghiêm. Ngoài ra cô dâu tựa đầu vào vai chú rể hoặc một người ngồi một người đứng cạnh… Hiện nay đây vẫn là  phong cách chụp được lựa chọn để làm ảnh cổng cưới nhiều nhất. 

Kinh nghiệm chọn ảnh cổng cưới đẹp và đúng chuẩn cho các cặp đôi 3
Kiểu ảnh cổng cưới hiện đại phong cách Hàn Quốc

Kiểu ảnh hiện đại 

Đây là kiểu chụp ảnh cưới du nhập vào nước ta từ Hàn Quốc qua các bộ phim ngôn tình ngọt lịm. Những khoảnh khắc tươi vui hạnh phúc tự nhiên của cặp đôi được ống kính máy quay bắt lại trọn vẹn đem đến những tấm ảnh tuyệt vời. Bạn sẽ không bị gò bó hay gượng ép tạo dáng để có những bức ảnh trang trọng và khuôn mẫu. Hiện nay phong cách chụp ảnh hiện đại với sự hỗ trợ của các món phụ kiện như: hoa, máy ảnh, xe mô hình, ô… đang được đa số các cặp đôi ưa chuộng. Ảnh cổng cưới sử dụng ảnh này cũng rất đẹp và ấn tượng lại tự nhiên. 

Kiểu ngoại cảnh 

Nếu bạn là một người yêu thiên nhiên cỏ cây và có sự lãng mạn trong tâm hồn thì nên chọn phong cách chụp này. Những bức ảnh chụp ở ngoại cảnh khoáng đạt sẽ đem lại cảm giác chân thực và tự nhiên hơn. Ngoài ra chụp ngoại cảnh còn giúp các cặp đôi thỏa sức tạo dáng và có những bức ảnh ưng ý với nhiều góc chụp đẹp và phong phú hơn so với việc chụp ảnh trong studio. Với kiểu chụp này bạn nên chọn kích thước ảnh cổng cưới là ảnh ngang. Vì như vậy sẽ phù hợp và cân đối hơn. 

Ảnh chụp ngoại cảnh độc đáo
Hiện nay nhiều cặp đôi chọn ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc bên ngoài thay vì studio

Những lưu ý khi chọn ảnh cổng cưới

  • Ngay từ khi đi chụp ảnh cô dâu chú rể hãy xác định ý tưởng chụp ảnh để cổng. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian chọn ảnh sau đó. 
  • Ảnh cổng không nên làm bằng chất liệu quá nhanh hỏng. Vì sau đám cưới ảnh này sẽ đem treo vào phòng của vợ chồng.
  • Nên chọn ảnh rõ mặt để tránh tình trạng khách mời đi nhầm đám cưới
  • Nên chọn ảnh nghiêm túc một chút. Bởi vì khách mời đến dự có rất nhiều người lớn tuổi, hãy phá cách trong khuôn khổ. 
  • Cân đối và đo đạc khu vực cổng cưới trước khi lựa chọn. Điều này để tránh tình trạng ảnh quá lớn gây chật chội hay quá nhỏ và bị lọt thỏm. 
Hình cưới ghi dấu ấn đặc biệt của đời người
Hình cưới treo cổng có ý nghĩa đặc biệt trong hôn lễ 

Trên đây là kinh nghiệm chọn ảnh cổng cưới đẹp được nhiều cặp đôi lựa chọn. Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ hữu ích. Từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn cho bản thân mình. Chúc bạn có một đám cưới tuyệt vời với nhiều cung bậc cảm xúc khó quên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết chia sẻ của SAN SAN. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo. 

Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo

Lễ Hằng Thuận trong đám cưới tại chùa là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa, tầm quan trọng và những thứ cần chuẩn bị cho buổi lễ này. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn khám phá ý nghĩa, quy trình, chi phí và các lưu ý quan trọng của buổi lễ đám cưới độc đáo tại chùa. 

Lễ Hằng Thuận là gì? Nguồn gốc của nghi lễ này 

Lễ Hằng Thuận là một nghi thức đặc biệt chỉ có trong hôn lễ tổ chức tại chùa. Trong đó cô dâu và chú rể sẽ được vị sư trụ trì đại diện đám cưới tổ chức tuyên bố lý do, cầu phúc cho cả hai và trao nhẫn cưới. Ngày lễ này được bắt nguồn từ đám cưới của Nguyễn Trọng Thuật. Là người có bút hiệu là Đồ Nam Tử. Ông quê ở Hải Dương sinh năm 1883 mất năm 1940. Vốn là một nhà Nho hương Phật vì vậy đã tổ chức đám cưới tại chùa vì nhận thấy nhiều ý nghĩa tâm linh tích cực cũng như lợi ích với bản thân, gia đình và các phật tử. 

Lễ cưới Hằng Thuận tổ chức trong chùa ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn
Lễ cưới Hằng Thuận tổ chức trong chùa ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn

Đến năm 1971 Hòa thượng Thích Thiện Hòa sau nhiều lần chứng kiến các đám cưới tại chùa nên đã đặt tên cho việc kết hôn tại chùa là lễ Hằng Thuận. Theo phiên âm Hán Việt thì chữ “hằng” có nghĩa là thường xuyên, liên tục, luôn luôn. Còn từ “thuận” tức là hoà thuận, hoà hợp, đồng lòng, cùng hướng đến sự chân thiện mỹ trong đời sống. 

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ cưới tại Chùa

Lễ Hằng Thuận không chỉ đem đến phước báu cho cô dâu chú rể. Ngay cả gia đình hai bên và những người tham gia đám cưới đó đều được gia tăng phước báu. Nguyên nhân vì đám cưới tổ chức tại gia hay tại nhà hàng như thường lệ sẽ thường là tiệc mặn. Theo đó số các con vật bị giết để làm thức ăn rất lớn. Từ đó ảnh hưởng đến phước lành của gia đình. 

Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo
Lễ Hằng Thuận là nghi lễ quan trọng trong đám cưới diễn ra ở chùa

Ngược lại lễ Hằng Thuận được tổ chức trong chùa thanh tịnh, những mâm tiệc cũng là đồ chay an lạc. Điều này giúp đôi vợ chồng trẻ gia tăng thêm phước báo. Ngoài ra cô dâu chú rể còn được nghe sư thầy răn dạy về đạo lý vợ chồng. Đồng thời răn dạy về bổn phận làm con cái. Trong buổi lễ, cả hai còn được lễ cha mẹ để bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn. Do đó ngày càng nhiều người chọn tổ chức hôn lễ ở chùa. Đám cưới tổ chức trong chùa cũng thường gây xúc động và hoan hỷ cho những ai tham gia. 

Chi phí tổ chức lễ cưới ở chùa

Chi phí tổ chức lễ Hằng Thuận tùy thuộc vào việc gia đình chọn hình thức cúng dường. Có hai hình thức là cúng dường Trai Tăng (cúng riêng cho thầy thực hiện buổi lễ) và cúng dường Tam Bảo (cúng chung cho nhà chùa). Con số cúng dường này là phát tâm mỗi người không có quy định. Ngoài ra khoản chi phí cho phần chính điện tùy vào mức độ phức tạp hay đơn giản mà khoản chi phí thường khác nhau. Theo kinh nghiệm của một số cặp đôi đã tổ chức lễ Hằng Thuận thi chi phí trái cây nhang đèn khoảng 3-5 triệu, chi phí cúng dường các thầy khoảng 3-5 triệu và chi phí hoa tươi khoảng 12-15 triệu. Như vậy đám cưới tổ chức tại chùa sẽ có chi phí khoảng 20 triệu chưa bao gồm tiệc chay sau lễ. 

Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo 2
Đám cưới tại chùa sẽ được tổ chức tại chính điện trang nghiêm

Nghi thức lễ Hằng Thuận nhất định phải nắm vững

Nghi thức tổ chức lễ Hằng Thuận sẽ có trình tự như sau, mời bạn tham khảo:

  • Tất cả quan viên hai gia đình và khách mời có mặt ổn định chỗ ngồi. Thực hiện lên nhang đèn, xông hương trầm để chào đón vị chủ trì.
  • Lễ Hằng Thuận thường diễn ra ở ngay chính điện chùa nơi trang nghiêm và rộng rãi nhất.
  • Khách mời sẽ ngồi theo nguyên tắc nhà trai bên trái, nhà gái bên phải (theo hướng từ chính điện ra).
  • Nếu cô dâu chú rể chưa quy y trước đó thì sẽ được trụ trì làm lễ quy y ngay tại đó. 
  • Nếu cô dâu chú rể đã quy y sẽ được tiến hành theo nguyên tắc thông thường. Đó là: tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, hai gia đình cử đại diện phát biểu. 
  • Cô dâu chú rể đọc lời thề nguyện và nghe giảng giải về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình, xã hội.
  • Vị chủ hôn thực hiện buộc dây tơ hồng (lụa, ruy băng hoặc len). Điều này để thể hiện sự gắn bó sắt son không chia lìa của đôi vợ chồng trẻ. 
  • Cô dâu chú rể thực hiện nghi thức quỳ lạy cha mẹ, nội ngoại và bạn đời. Sau đó ký tên và giấy chứng nhận và trao nhẫn cho nhau. 
  • Hai bên gia đình cử đại diện phát biểu lời răn dạy chỉ bảo.
  • Gia đình và nhà chùa tặng hoa và quà cho nhau. 
  • Mọi người dùng trà bánh hoặc tiệc chay trong khuôn viên chùa.
Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo 3
Hôn lễ tổ chức tại chùa dùng tiệc chay giúp cô dâu chú rể gia tăng phước báo

Những lưu ý khi tổ chức lễ Hằng Thuận

Để lễ Hằng Thuận diễn ra thuận lợi và tốt đẹp hãy nhớ tuân thủ các lưu ý sau: 

  • Thông báo hai người đã quy y và có pháp danh hay chưa với nhà chùa
  • Ngôi chùa chọn tổ chức lễ Hằng Thuận nên là nơi cô dâu chú rể đã quy y. Nếu không cũng phải là nơi có quan hệ thân thiết từ trước.
  • Dù bận cũng phải dành thời gian đến chùa bàn bạc. Từ đó lên kế hoạch chỉn chu để tổ chức đám cưới hoàn hảo nhất. 
  • Thông thường nhà chùa sẽ giúp đỡ việc trang hoàng và chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng nếu gia đình muốn thay đổi điều gì thì có thể bàn bạc và thống nhất lại. 
  • Nhắc nhở các khách mời đến tham gia ăn mặc kín đáo, nói nhỏ nhẹ, thái độ trang nghiêm. 
  • Một số chùa chỉ cho phép tổ chức lễ Hằng Thuận sau đó làm tiệc trà bánh chứ không được tổ chức tiệc cưới lớn. Do đó bạn cần phải gặp ban quản lý để thống nhất và sắp xếp cho chu đáo. 
Cô dâu chú rể dâng trà tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành
Cô dâu chú rể dâng trà tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng nhất về lễ Hằng Thuận được tổ chức tại chùa. Hy vọng rằng sẽ phần nào giúp ích được cho bạn. Tuy nhiên quy định của mỗi chùa là khác nhau. Vì vậy nếu có ý định tổ chức đám cưới tại đây bạn cần gặp gỡ trụ trì. Bạn gặp xin phép và lên kế hoạch tổ chức được tốt nhất! 

Khám phá chi tiết các nghi thức quan trọng nhất trong lễ cưới Công Giáo 

Lễ cưới Công giáo là một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng của người theo đạo Thiên Chúa. Các nghi lễ phải được chuẩn bị kỹ càng, trang trọng và theo đúng trình tự. Vậy nghi thức lễ cưới của các tín đồ Công Giáo trước, trong và sau lễ cưới gồm những gì? Cùng LUXURY WEDDING khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nghi thức trước khi tổ chức lễ cưới Công giáo

Trước ngày tổ chức đám cưới, đôi bạn trẻ sẽ cần thực hiện các nghi thức riêng biệt. Cụ thể gồm: 

1. Ra mắt gia đình và Cha quản xứ 

Với những người theo đạo Thiên chúa, kết hôn được xem là “bí tích hôn nhân”. Tình yêu giữa cặp đôi cần đảm bảo là tự nguyện, không bị ràng buộc hay thúc ép. Do đó, khi đã xác định đi đến hôn nhân, đôi bạn trẻ cần ra mắt gia đình 2 bên.

Sau khi ra mắt, cặp đôi sẽ trình diện Cha xứ. Cha xứ lúc này sẽ tư vấn chi tiết cho cặp đôi những điều cần làm, cần chuẩn bị trước khi tiến tới lễ cưới Công giáo. 

Thông thường, các cặp đôi nên về ra mắt và trình diện Cha xứ sớm. Thời gian ít nhất khoảng trước 9 tháng đến 1 năm đám cưới để đảm bảo chuẩn bị đủ các khâu khác cho ngày trọng đại. 

2. Học giáo lý 

Học giáo lý trước hôn nhân là khóa học bắt buộc dành cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn. Khoác học gồm các bài học về đặc tính Công giáo, hôn nhân, gia đình, sinh sản và giáo giục con cái do Giáo hội chuẩn bị. 

Thời gian học giáo lý sẽ phụ thuộc vào tình trạng tôn giáo của đôi bạn trẻ. Nếu cả 2 đều theo Công giáo, thời gian học sẽ dài 6 tháng, tương đương 12 buổi học. Nếu có một người có tôn giáo khác, thời gian học sẽ kéo dài từ 10 tháng đến 1 năm. 

Học giáo lý hôn nhân
Học giáo lý trước hôn nhân là khóa học bắt buộc dành cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn

3. Đăng ký hôn phối cho lễ cưới Công giáo

Sau khi được cấp bằng giáo lý hôn nhân, cặp đôi cần chuẩn bị hồ sơ và tiến tới đăng ký hôn nhân tại nhà thờ. Một bộ hồ sơ đầy đủ sẽ gồm: 

  • Giấy giới thiệu của cha xứ 
  • Chứng chỉ rửa tội không quá 6 tháng
  • Chứng chỉ Thêm sức và giáo lý hôn nhân
  • Giấy đăng ký kết hôn dân sự
  • Sổ gia đình Công giáo
  • Đối với hôn nhân khác đạo cần có giấy miễn chuẩn ngăn trở do Đấng Bản Quyền cấp. 

Hồ sơ khi đã hoàn thiện, đôi bạn trẻ sẽ cùng cha hoặc mẹ đến trình diện Cha xứ thụ lý hồ sơ. Cặp đôi sẽ lần lượt gặp riêng Cha để trình bày khúc mắc nếu có Sua đó, gia đình và Cha xứ sẽ xác định thời gian và địa điểm lễ cưới cụ thể. 

4. Rao hôn phối 

Rao hôn phối là nghi chức quan trọng trước khi tổ chức lễ cưới Công giáo. Cha xứ sẽ lập tờ rao và gửi đến cha xứ nơi cặp đôi cư trú. Công đoàn sẽ nhận thông báo về lễ cưới và xem xét các vấn đề. 

Ngoài ra, quá trình rao hôn phối cũng được xem là khoảng thời gian để cặp đôi tĩnh tâm, suy nghĩ và chuẩn bị sẵn sàng đón nhận hôn nhân. 

Rao hôn phối
Rao hôn phối là nghi chức quan trọng trước khi tổ chức lễ cưới Công giáo

Nghi thức trong lễ cưới Công giáo

Sau khi đã hoàn thiện các nghi lễ truyền thống như lễ gia tiên, xin dâu hay thành hôn, cô dâu chú rể Công Giáo sẽ tiến hành lễ cưới tại nhà thờ với các nghi thức hôn phối bắt buộc. Gồm: 

1. Thẩm vấn 

Mở đầu buổi lễ, cô dâu, chú rể sẽ lần lượt trả lời 3 câu hỏi về tự do, yêu thương nhau suốt đời và việc đón nhận con cái. Mục đích của câu hỏi là xác định sự trưởng thành, ý thức về hôn nhân, lòng thuỷ chung và sự sẵn sàng đón nhận thế hệ mới của đôi bạn trẻ. 

Lễ cưới Công giáo
Lời nguyện thề trong lễ cưới Công giáo

2. Trao lời nguyện thề trong lễ cưới Công giáo

Cặp đôi sẽ trao cho nhau lời nguyện thề son sắc dưới sự chứng kiến của Chúa, Cha sứ, người thân và bạn bè. Lời thề này sẽ là lời cam kết gắn bó bên nhau trọn đời, là tình yêu bền bỉ, trọn vẹn.  

3. Trao nhẫn và ký tên vào sổ hôn phối

Ngay sau khi trao lời nguyện thề, Cha xé sẽ tuyên bố cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn cưới và hôn cô dâu, chính thức công khai cuộc hôn nhân hạnh phúc và thiên liêng với tất cả mọi người. 

Sau khi đã trao nhẫn, 2 người chứng giám lễ cưới và Linh mục sẽ cùng ký tên vào Sổ hôn phối. Sổ sẽ được lưu trong văn khố của giáo xứ. 

Trao nhẫn trong lễ cưới Công giáo
Cô đâu chú rẻ trao nhẫn trong lễ cưới tại Nhà thờ

4. Nghi thức lễ cưới Công giáo tại nhà

Sau khi đã tổ chức đám cưới tại thánh đường, cặp đôi cần tổ chức lễ thành hôn tại nhà theo truyền thống người Việt. 

  • Tại nhà gái: Nhà trai sẽ ngỏ lời xin dâu, giới thiệu sính lễ. Chú rể, cô dâu sẽ đốt nến trên bàn thờ và thực hiện nghi lễ tạ ơn Thiên Chúa. Cả Công đoàn sẽ hát vang bài ca “Xin Vâng” và kết thúc buổi lễ. 
  • Tại nhà trai: Công đoàn sẽ tiến hành trình diện Thiên Chúa và tổ tiên.Thực hiện công bối lời Chúa và thực hiện lời nguyện Cộng đoàn. Để kết thúc, tất cả sẽ hát vang bài “Hồng ân Thiên Chúa bao la” hoặc “Đâu đó có tình yêu thương”. 

Nghi thức sau khi kết thúc lễ cưới Công giáo

Để kết thúc lễ cưới, cặp đôi sẽ tiến hành nghi thức chụp ảnh lưu niệm và tổ chức tiệc đãi khách. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính, gia chủ có thể tổ chức tiệc lớn hoặc nhỏ. Mục đích chính của bữa tiệc là thể hiện lời cảm ơn đối với khách quý. Đồng thời, qua đây giúp đôi bạn trẻ đón nhận lời chúc từ người thân, bạn bè. 

Nghi thức sau khi kết thúc lễ cưới Công giáo
Chụp ảnh lưu niệm sau lễ cưới Công giáo

Như vậy, chúng ta có thể thấy lễ cưới Công giáo gồm rất nhiều bước và các quy định cần tuân thủ. Do đó, để có một lễ cưới hoàn hảo bạn nên chuẩn bị ngay từ hôm nay. Hãy lên kế hoạch kỹ càng và cùng người yêu thực hiện nhé!

Tiếp tục theo dõi LUXURY WEDDING mỗi ngày để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích nhé!

Chúc bạn thành công!

Chụp ảnh cưới ngoại cảnh – Những kiểu chụp hình cưới ngoại cảnh đẹp nhất (P1)

XEM THÊM ALBUM KHÁC

8 món đồ không thể thiếu trong sính lễ cưới người Việt

Mâm lễ dạm ngõ miền Bắc

Sính lễ cưới là phần lễ vật nhà trai đem đến nhà gái. Đây không chỉ là nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc. Điều này còn thể hiện sự coi trọng của chú rể và gia đình với cô dâu và gia đình cô dâu. Dưới đây là 8 món đồ cưới quan trọng không được thiếu trong lễ cưới. 

Ý nghĩa của sính lễ cưới hỏi của người Việt

Khi nhà trai đến nhà gái xin cưới. Nếu nhà gái đồng ý sẽ có điều kiện “thách cưới”. Màn thách cưới này chính là việc nhà gái yêu cầu nhà trai phải chuẩn bị sính lễ cưới. Những lễ vật đó sẽ mang ý nghĩa xác nhận quan hệ kết hôn giữa đôi trai gái. Đồng thời từ nay hai gia đình, hai dòng họ kết thông gia. 

"8

Ở một số nơi thì sính lễ cưới được xem như lễ vật “mua dâu”. Điều này xuất phát từ quan điểm “xuất giá tòng phu”. Tức là sau khi cưới, cô dâu sẽ toàn tâm toàn ý lo cho chồng và nhà chồng. Vì thế không còn thời gian để quan tâm chăm chút nhà đẻ. Nên phần sinh lễ cưới này sẽ như là sự báo đáp dành cho bố mẹ cô dâu đã sinh thành và nuôi nấng cô nên người. 

Trình tự công việc chuẩn bị sính lễ cưới

Trình tự công việc chuẩn bị sính lễ cưới gồm các công việc sau đây: 

Tiếp nhận nguyện vọng của nhà gái

Tại buổi gặp gỡ giữa hai họ, nhà gái sẽ nêu lên mong muốn của mình về sính lễ cưới. Lúc này các thành viên nhà trai cần ghi nhớ thật kỹ để chuẩn bị cho chu đáo. Nếu như có món đồ nào đó vượt quá khả năng chi trả của gia đình chú rể. Hãy đề xuất ý kiến quà thay thế hoặc giản lược để tránh áp lực kinh tế. Vì điều quan trọng nhất vẫn là hạnh phúc của đôi bạn trẻ. Sính lễ cũng chỉ là hình thức không nói lên được gì cả. Một người cô hay bác gái của nhà trai nên ghi chép lại để tránh mua thiếu mua thừa. Điều này sẽ khiến hoà khí đám cưới bị ảnh hưởng. Thậm chí nhà gái còn cho rằng nhà trai thiếu tôn trọng mình nên đã không làm đúng yêu cầu. 

"8

Chuẩn bị sính lễ cưới cho chú rể

Đám cưới là một trong 3 việc trọng đại nhất cuộc đời. Vì vậy việc mua sắm cần hết sức cẩn trọng và chu đáo. Các món đồ trong sính lễ cần được chọn lựa kỹ càng để chọn được loại tốt nhất, bền nhất. Về vàng cưới nên chọn những cửa hàng nhiều năm kinh nghiệm để mua. Về hoa quả thì nên đặt sẵn nhà vườn để có hoa quả tươi và ngon. Riêng về phần heo quay gia đình chú rể nên đặt hàng sớm để chọn được những con heo đẹp mã. Các sản phẩm đều cần rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo an toàn. 

Nhà trai xuất phát đến nhà gái

Trước khi di chuyển nhà trai kiểm tra lại lần cuối số lượng và chất lượng của các món đồ sính lễ cưới. Khi thấy đầy đủ và đạt tiêu chuẩn mới mang đi. Ngoài ra sẽ chọn những cung đường dễ đi nhất. Nhà trai nên tránh đường đông vì sẽ tắc. Đồng thời những đường xấu, đường mòn cũng không nên đi. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng giờ đón dâu. Ngoài ra còn có thể khiến sính lễ cưới bị hư hỏng và xô lệch. 

Các sính lễ của đám cưới thường do nhà gái đưa ra yêu cầu
Nhà trai mang sính lễ đến nhà gái cần chọn giờ đẹp

8 món đồ không thể thiếu trong sính lễ cưới

Sính lễ cưới của ba miền Bắc – Trung – Nam khác nhau. Nhưng tựu trung đều không thể thiếu một trong 8 món đồ dưới đây: 

  • Tiền đen: cảm ơn bố mẹ cô dâu đã sinh thành, chăm sóc, dạy bảo cô dâu. 
  • Vàng: có thể là lắc vàng, kiềng vàng, dây chuyền vàng, nhẫn…
  • Trầu cau: đây là sính lễ cơ bản không thể thiếu, tượng trưng cho sự mặn nồng của đôi uyên ương.
  • Trà, rượu, nến: sẽ dâng lên ông bà tổ tiên xin chứng giám cho cuộc hôn nhân này. 
  • Bánh phu thê: mang ý nghĩa ước nguyện cuộc sống hôn nhân luôn ngọt ngào.
  • Xôi gà: biểu tượng cho cuộc sống may mắn, ấm no sau này.
  • Trái cây: có thể dâng lên tổ tiên, nguyện ước đôi vợ chồng sớm sinh con đàn cháu đống. 
  • Heo quay: chúc phúc đôi uyên ương phát tài sinh quý tử.
Các sính lễ của đám cưới thường do nhà gái đưa ra yêu cầu
Trong sính lễ cưới không thể thiếu đó là vàng

Những thắc mắc thường gặp khi chuẩn bị sính lễ cưới

Sính lễ cần bao nhiêu tiền? 

Tuỳ thời điểm và nơi bạn sống chi phí sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên thông thường sẽ khoảng 3 triệu đến 5 triệu. Con số này chưa bao gồm tiền nạp tài của cô dâu. 

Lễ cưới người miền Tây gồm những gì? 

Thông thường sẽ gồm: trầu cau, trà rượu, xôi gấc, nến, trái cây và phong bì… 

Lễ cưới người Hoa gồm những gì? 

Sính lễ cưới người Hoa gồm có: heo quay, bánh phu thê, cặp gà, rượu, trà, trầu cau, trái cây và đôi nến rồng phượng. 

Những đồ nhà trai cần chuẩn bị cho đám cưới?

Bao gồm: tiền đen, vàng, trầu cau, trà, rượu, nến, bánh, xôi gà, heo quay…

Bánh phu thê trong đám cưới
Bánh phu thê trong đám cưới là món đồ không thể thiếu

Trên đây là 8 món đồ quan trọng cần phải có trong sính lễ cưới. Bạn đã kịp ghi nhớ để thực hiện chưa? Chúc bạn có một đám cưới hoàn hảo với thật nhiều cung bậc cảm xúc. Cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ San San. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo với nhiều thông tin thú vị về đám cưới truyền thống người Việt. 

Lưu ý quan trọng khi chọn áo dài trắng cô dâu để hôn nhân viên mãn

Áo dài trắng cô dâu từ trước đến giờ luôn nằm trong lựa chọn của nhiều cặp đôi. Sở hữu nét đẹp tinh tế, mang lại cảm giác thuần khiết khiến chiếc áo được yêu thích. Hơn nữa áo dài trắng cũng rất dễ phối trang sức và phù hợp với hầu hết mọi tông trang điểm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những mẫu áo dài trắng đám cưới đang được quan tâm và đặt hàng nhiều nhất hiện nay nhé! 

Vì sao áo dài trắng cô dâu luôn là lựa chọn hàng đầu

Bên cạnh những chiếc áo dài đỏ thì áo dài trắng cũng là một lựa chọn của nhiều đám cưới. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi và thuần khiết trong tâm hồn người con gái. Điều này còn là biểu tượng cho tình cảm trong sáng, hai trái tim cùng hoà nhịp đập của đôi vợ chồng trẻ. 

Lưu ý quan trọng khi chọn áo dài trắng cô dâu để hôn nhân viên mãn
Áo dài trắng cô dâu đơn giản mà tinh tế được nhiều cặp đôi lựa chọn

Các cặp đôi có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một bộ áo dài trắng cô dâu cho đám cưới mà không lo sợ phải kiêng kị. Vốn dĩ từ váy cưới cho đến những đồ dùng trong ngày cưới cũng khá nhiều gia đình chọn tông màu trắng làm màu chủ đạo. Áo dài trắng hiện nay cũng được may đo tinh tế, đa dạng mẫu mã. Điều đó giúp các cặp đôi có thêm nhiều lựa chọn hơn. Lựa chọn áo dài trắng cũng rất dễ cho các nàng trong việc chọn giày, chọn trang sức. Vì màu trắng là màu cơ bản đi cùng mọi màu đều hợp. 

Những lưu ý khi lựa chọn áo dài trắng cô dâu

Để sở hữu bộ áo dài trắng xinh đẹp khiến ai cũng phải trầm trồ. Hãy nhớ các lưu ý sau đây khi lựa chọn áo: 

Quan tâm đến chất liệu 

Những chất liệu mềm mại, nhẹ và thướt tha là sự lựa chọn hoàn hảo. Áo sẽ giữ được nét tinh khôi và thuần khiết suốt cả đám cưới. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chọn chất liệu gấm hay nhung. Điều này giúp đem đến sự quý phái và sang trọng. Lưu ý nên tránh các loại vải quá mỏng và xuyên thấu. Khi mặc sẽ gây hớ hênh, phản cảm. Trong đám cưới có rất nhiều bậc cao niên không tránh khỏi những nhận xét tiêu cực. Hơn nữa áo dài trắng cô dâu quá mỏng còn vô tình để lộ các khuyết điểm. 

Lưu ý quan trọng khi chọn áo dài trắng cô dâu để hôn nhân viên mãn
Cô dâu nên chọn áo dài trắng có chất liệu mỏng, nhẹ, dễ di chuyển

Lưu ý chọn nội y

Khi mặc áo dài trắng thì cô dâu nên chọn nội y có đệm để tôn lên các đường cong cơ thể. Áo dài trắng tuy đẹp nhưng rất dễ làm lộ nội y. Vì vậy hãy chọn những bộ nội y có màu gần giống màu áo dài. Có thể là màu trắng hoặc trắng sữa. Màu nội y hoàn hảo nhất cho áo dài trắng là màu da. 

Quan tâm đến phụ kiện đi kèm

Một bộ áo dài trắng cô dâu đơn giản sẽ phù hợp với mấn đầu khăn đóng truyền thống. Đừng lo lắng nếu thấy khăn đóng trơn đơn điệu. Bạn có thể điểm thêm họa tiết hoa nổi, đính ngọc hoặc đính đá. Nếu khăn quá nặng bạn có thể thay bằng khăn voan hoặc mấn vải đều được. 

Về giày, những bộ áo dài trắng sẽ hợp với các đôi giày cao gót màu nude. Ngoài ra màu trắng và hồng nhạt cũng rất hợp. Các nàng nên chọn giày đế vuông vừa đơn giản là dễ di chuyển tiếp khách. Cuối cùng về trang sức thì nên chọn những món đồ đơn giản, tinh tế. Không nên đeo tranh sức quá nhiều hoặc quá nặng sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên sang trọng của cô dâu. Chỉ cần một đôi bông tai ngọc trai hay một chiếc kiềng cũng đủ khiến các nàng nổi bật trong ngày trọng đại của mình. 

Lưu ý quan trọng khi chọn áo dài trắng cô dâu để hôn nhân viên mãn
Áo dài cưới thường đi cùng khăn voan trùm đầu

Tổng hợp các mẫu áo dài trắng cô dâu đẹp nhất 2022

Áo dài trắng cô dâu truyền thống

Mẫu áo dài này không chỉ đem lại cảm giác quen thuộc mà còn phù hợp với mọi cô dâu, ai cũng mặc được. Tùy vào sở thích bạn có thể chọn áo trơn hoặc có hoạ tiết. Thông thường áo dài trắng sẽ đi kèm với một chiếc mấn nhỏ xinh xắn. 

Áo dài trắng ren 

Sự kết hợp độc đáo giữa áo dài trắng truyền thống và chất liệu ren quyến rũ giúp tạo nên sự mới mẻ cho trang phụ cô dâu. Tuy vẫn là mẫu áo dài quen thuộc nhưng phần tay áo và cổ áo sẽ được thêm ren. Từ đó tạo cảm giác vừa hiện đại vừa truyền thống thu hút và kín đáo. Với kiểu áo này thường sẽ được kết hợp cùng khăn voan trùm đầu. 

Bộ ảnh cưới áo dài truyền thống
Áo dài truyền thống nhẹ nhàng, tinh tế tôn dáng

Áo dài trắng cô dâu đính đá

Mẫu áo này giúp cô dâu nổi bật hơn trong tiệc cưới của mình. Có nhiều cách đính đá lên chiếc áo dài này. Thông thường đá sẽ được đính trên phần ngực hoặc phần tà. Mặc lên chiếc áo dài trắng đính đá lấp lánh kết hợp thêm chiếc mấn đội đầu hoặc khăn voan trùm đầu là xinh hết nấc.

Áo dài trắng rồng phượng

Biểu tượng rồng phượng tượng trưng cho hôn nhân hạnh phúc. Hoạ tiết này xuất hiện trong nhiều chi tiết đám cưới. Ngay cả tà áo dài cô dâu cũng được đính phượng ở phần ngực áo. Điều đó giúp áo dài nổi bật hơn và mang ý nghĩa nguyện cầu hạnh phúc của đôi trai gái. 

Áo dài hình phượng biểu trưng cho sự tốt đẹp và viên mãn
Áo dài hình phượng biểu trưng cho sự tốt đẹp và viên mãn

Áo dài cưới tay ren

Nếu bạn thấy không hứng thú với mẫu áo dài truyền thống thì có thể thử mẫu áo này. Thiết kế hiện đại cùng sự đơn giản tạo nên cảm giác tự tin và thoải mái khi mặc lên. Chiếc áo dài này đủ kín đáo, cũng đủ hiện đại để tôn dáng cô dâu trong đám cưới. Hiện nay ngày càng nhiều cô gái lựa chọn mẫu áo dài trắng này. 

Trên đây là tổng hợp một số mẫu áo dài trắng cô dâu đẹp nhất được nhiều bạn lựa chọn. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều mẫu áo dài khác cũng rất tinh tế và tôn dáng. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo sẽ gửi đến bạn những mẫu áo dài đó nhé! Cảm ơn bạn đã ủng hộ và theo dõi San San. 

.
.
.
.