Lễ vu quy là nghi lễ truyền thống tốt đẹp của người Việt. Ngày nay do được tổ chức cùng ngày với lễ thành hôn nên nhiều người thường lầm lẫn hai ngày này. Hãy cùng bài viết sau đây đi tìm hiểu sự khác biệt của lễ vu quy và lễ thành hôn nhé!
Mục lục bài viết
ToggleLễ vu quy là gì? Ý nghĩa ngày lễ vu quy
Lễ vu quy là một bữa tiệc cưới được nhà gái tổ chức. Hai từ “vu quy” theo tiếng Hán có nghĩa là “đưa con gái về nhà chồng”. Trong ngày lễ này, gia đình nhà chú rể sẽ tiến hành di chuyển tới nhà cô dâu. Tại đây cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên sau đó bái lạy cha mẹ. Điều này là để bày tỏ lòng biết ơn trước công lao sinh thành và dạy bảo của gia đình cô dâu.
Trong lễ vu quy, toàn bộ các hạng mục từ trang trí, thiệp cưới, phông cưới, bảng hiệu, cổng cưới chỉ được thực hiện ở nhà của cô dâu.
Sự khác biệt của lễ vu quy và lễ thành hôn
Lễ thành hôn còn gọi là lễ tân hôn. Đây chính là nghi lễ không thể thiếu của đám cưới. Trong đó cô dâu và chú rể thực hiện nghi lễ kết đôi để chính thức về chung một nhà. Trong khi lễ vu quy là nghi thức đưa cô dâu về nhà chồng được thực hiện ở nhà cô dâu. Lễ thành hôn là lễ đón dâu, thực hiện nhằm thông báo gia tiên và quan viên hai họ về hình thức nhận con dâu.
Trước đây lễ thành hôn là buổi đãi tiệc linh đình với khách chung của cả hai họ tại khách sạn hoặc nhà hàng. Vì vậy thông tin lễ thành hôn được ghi trên thiệp mời cả hai nhà. Nhưng ngày nay lễ thành hôn được sử dụng chủ yếu ở miền Bắc và tại nhà trai chỉ việc đi đón cô dâu. Người dân miền Nam và miền Trung thì ưa chuộng cụm từ lễ tân hôn nhiều hơn.
Trình tự nghi thức truyền thống trong lễ vu quy
Trình tự và nghi thức của lễ vu quy bao gồm: xin dâu, dâng trầu cau cho ông bà tổ tiên, trao nhẫn cưới và dâng trà cho khách mời. Nội dung chi tiết được thực hiện như sau:
Bước 1: Xin dâu
Vị chủ hôn nhà gái cùng bố mẹ cô dâu sẽ đứng sẵn trước cổng để chờ nhà trai đến. Sau khi nhà trai tiến vào, vị chủ hôn nhà trai đi trước theo sau là phù rể. Đoàn nhà trai sẽ nêu vấn đề khi được nhà gái chấp thuận thì những người còn lại của đoàn nhà trai mới tiến vào.
Sau đó hai bên gia đình cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ trao quà mừng. Dàn bưng tráp nam nữ hai bên xếp hàng hướng vào nhau và trao quà, Lúc này vị chủ hôn và bố mẹ hai bên bước vào trước bàn thờ gia tiên. Tiếp ngay theo sau là đoàn bưng lễ và cuối cùng là khách mời nhà trai. Các bạn phụ trách bưng mâm lễ tiến hành sắp xếp ngay ngắn trước bàn thờ gia tiên.
Bước 2: Uống rượu mừng
Sau khi nhà trai thưa chuyện về mâm lễ vật đem đến hỏi cưới cô dâu. Người phù rể sẽ đi rót rượu vào chum và hai bên chủ hôn thực hiện nghi thức uống rượu mừng cùng nhau. Sau khi uống chủ hôn nhà trai yêu cầu được gặp mặt cô dâu. Mẹ cô dâu sẽ là người đến phòng cô dâu để đón cô xuống trong sự chứng kiến của hai bên họ hàng và quan khách.
Bước 3: Lễ bái gia tiên
Cô dâu ra chào hỏi lần lượt hai bên gia đình. Sau đó cô dâu sẽ cùng mở mâm trầu cau đặt sẵn trên bàn thờ. Lúc này cô dâu bẻ lấy 3 trái cau và lấy thêm vài lá trầu bỏ vào đĩa đưa chú rể đặt lên bàn thờ. Hai người sẽ được phù rể đốt giúp 8 nén nhang. Trong đó 2 nén dành cho người chủ hôn, 4 nén tiếp theo dành cho bố mẹ hai bên và 2 nén còn lại sẽ được đưa cho cô dâu chú rể lần lượt bái lạy tổ tiên rồi cắm lên bát nhang.
Bước 4: Trao nhẫn
Nghi thức bái lạy tổ tiên xong xuôi cô dâu chú rể sẽ tiến hành trao nhẫn cưới cho nhau. Đây là vật chứng cho giây phút hạnh phúc về bên nhau của hai người. Vị chủ hôn sẽ mời hai người mẹ lên để tặng của hồi môn và quà cưới cho các con.
Bước 5: Dâng trà
Để khép lại lễ vu quy là nghi thức dâng trà. Hai bên gia đình giới thiệu từng người trong đoàn với phía nhà thông gia. Trong lúc đó phù rể rót trà và đưa cho cô dâu, chú rể. Họ lần lượt dâng lên cho hai vị chủ hôn, bố mẹ và họ hàng.
Trước khi nhà trai lên đường trở về thì nhà gái sẽ mở phần lễ vật nhà trai đem tới. Họ sẽ gửi lại cho nhà trai mỗi thứ một ít. Đây như sự cảm ơn về tinh thần nhiệt thành, chu đáo của nhà trai dành cho cô dâu và chú rể.
Phong tục cưới hỏi mỗi vùng miền khác nhau. Nhưng Lễ vu quy hiện nay được tổ chức tại nhà gái. Toàn bộ các trang trí, khách mời, thiệp mời hay biển hiệu sẽ đều ghi địa chỉ ở nhà gái. Trong khi đó lễ thành hôn là nghi lễ chính bắt buộc. Đây là nghi lễ đánh dấu sự kiện về chung nhà của cô dâu chú rể. Lễ thành hôn được tiến hành ở cả nhà trai và nhà gái. Như vậy bạn đã phân biệt được hai ngày lễ thành hôn và vu quy rồi đúng không nào?