Hiện nay vì nhiều mục đích khác nhau mà nhiều cặp đôi sẵn sàng đăng ký kết hôn giả để thỏa mãn những mục đích riêng của mình. Để giúp các bạn hiểu thêm về kết hôn giả và những hình thức sử phạt. Hôm nay Sansan Luxury Wedding truyền tải đến bạn những hình thức sử phạt khi đăng ký kết hôn giả mà bạn nên biết!
Mục lục bài viết
ToggleKết hôn giả là gì?
Kết hôn giả hay kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật. Để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu.
Thay vào đó, một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân (về kinh tế, tài sản, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh…) hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị.
Trong nhiều trường hợp nó được gọi là hôn nhân giả tạo. Kết hôn giả nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo. Việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.
Mục đích của kết hôn giả
Những cuộc hôn nhân giả thường ký một hợp đồng hoặc thỏa thuận ngầm, để khai thác lỗ hổng pháp lý hay kẽ hở của pháp luật với nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Một cặp vợ chồng có thể kết hôn vì những lý do của công dân hoặc theo mục đích có nơi ở.
Ví dụ như nhiều nước trên thế giới sẽ cấp quyền cho mọi công dân, khi công dân này cưới một công dân sở tại, và trên cơ sở hôn nhân. Công dân có nhân khẩu hay hộ khẩu sở tại có thể bảo lãnh cho người thân trên cơ sở kết hôn có thể nhập cảnh, nhập hộ khẩu….
Đăng ký kết hôn giả có được chấp nhận không?
Khoản 2, Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “2.Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi”.
Sử dụng dịch vụ kết hôn giả sẽ bị xử phạt như thế nào?
Các trường hợp kết hôn giả sẽ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất về xử phạt đối với anh trai anh/chị, được quy định tại điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính tư pháp như sau:
“Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn
- Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài.
- Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước, hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả đăng ký kết hôn giả
- Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”
Cách nhận diện giấy tờ giả
Một là kiểm tra thật kỹ giấy tờ được xuất trình để nhận ra điều bất thường.
Ví dụ: xem độ cũ, mới của các loại giấy tờ, nếu giấy được cấp đã khá lâu mà các nét mực còn mới; chất liệu giấy quá dày, nặng hơn bình thường; các chi tiết in trên giấy hơi xấu, có khi sai lỗi chính tả; có dấu hiệu cố tình bôi bẩn cho khó nhận biết, các dấu mộc chìm, nổi đều có điểm sai; chữ ký không liền nét (do sử dụng máy scan).
Ngoài ra, khi tiếp nhận giấy tờ, cũng cần lưu ý một số thủ đoạn sau :
– Việc tẩy xóa trên giấy tờ (bằng hóa chất hoặc bằng cơ học)
– Xem xét chữ ký và con dấu
Bên cạnh đó, mỗi công chức tiếp nhận hồ sơ còn phải có những kiến thức nhất định để có cơ sở nhận biết : thời điểm cấp các loại giấy tờ, đặc điểm riêng của từng loại giấy, hình con dấu, người có thẩm quyền ký ở từng giai đoạn của một số cơ quan cấp giấy.
Hai là tăng cường “tìm hiểu” hỏi đối tượng: Nếu phát hiện có điều bất thường hoặc nghi ngờ, công chức tiếp nhận hồ sơ hỏi một số chi tiết trên giấy tờ, văn bản và một số chi tiết có liên quan, đồng thời quan sát thái độ, hành vi của đối tượng.
Ba là cần trang bị “công cụ hỗ trợ” cho công chức tiếp nhận hồ sơ chứng thực:
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trình độ cao như: sử dụng các máy soi, kính lúp để phóng đại quan sát các chi tiết trên giấy tờ, văn bản (mộc giả khi nhìn vào sẽ thấy chữ in trên mộc có những răng cưa còn thật thì không, hình quốc huy nếu giả thì rất nhạt, mất một số chi tiết còn thật thì trông rất nét) cũng mang đến một số hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa.
Bốn là liên hệ các cơ quan, tổ chức nơi cấp giấy tờ, văn bản để xác minh:
Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì công chức tiếp nhận hồ sơ chủ động liên hệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi cấp giấy tờ, văn bản hoặc cá nhân có liên quan cung cấp những thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.
Như vậy người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ đối với hành vi làm giấy tờ khai đăng ký kết hôn giả. Do đó Sansan Luxury Wedding khuyên bạn nên từ bỏ những ý định kết hôn giả. Đừng làm những điều trái với pháp luật.