Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo

Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo

Lễ Hằng Thuận trong đám cưới tại chùa là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa, tầm quan trọng và những thứ cần chuẩn bị cho buổi lễ này. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn khám phá ý nghĩa, quy trình, chi phí và các lưu ý quan trọng của buổi lễ đám cưới độc đáo tại chùa. 

Lễ Hằng Thuận là gì? Nguồn gốc của nghi lễ này 

Lễ Hằng Thuận là một nghi thức đặc biệt chỉ có trong hôn lễ tổ chức tại chùa. Trong đó cô dâu và chú rể sẽ được vị sư trụ trì đại diện đám cưới tổ chức tuyên bố lý do, cầu phúc cho cả hai và trao nhẫn cưới. Ngày lễ này được bắt nguồn từ đám cưới của Nguyễn Trọng Thuật. Là người có bút hiệu là Đồ Nam Tử. Ông quê ở Hải Dương sinh năm 1883 mất năm 1940. Vốn là một nhà Nho hương Phật vì vậy đã tổ chức đám cưới tại chùa vì nhận thấy nhiều ý nghĩa tâm linh tích cực cũng như lợi ích với bản thân, gia đình và các phật tử. 

Lễ cưới Hằng Thuận tổ chức trong chùa ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn
Lễ cưới Hằng Thuận tổ chức trong chùa ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn

Đến năm 1971 Hòa thượng Thích Thiện Hòa sau nhiều lần chứng kiến các đám cưới tại chùa nên đã đặt tên cho việc kết hôn tại chùa là lễ Hằng Thuận. Theo phiên âm Hán Việt thì chữ “hằng” có nghĩa là thường xuyên, liên tục, luôn luôn. Còn từ “thuận” tức là hoà thuận, hoà hợp, đồng lòng, cùng hướng đến sự chân thiện mỹ trong đời sống. 

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ cưới tại Chùa

Lễ Hằng Thuận không chỉ đem đến phước báu cho cô dâu chú rể. Ngay cả gia đình hai bên và những người tham gia đám cưới đó đều được gia tăng phước báu. Nguyên nhân vì đám cưới tổ chức tại gia hay tại nhà hàng như thường lệ sẽ thường là tiệc mặn. Theo đó số các con vật bị giết để làm thức ăn rất lớn. Từ đó ảnh hưởng đến phước lành của gia đình. 

Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo
Lễ Hằng Thuận là nghi lễ quan trọng trong đám cưới diễn ra ở chùa

Ngược lại lễ Hằng Thuận được tổ chức trong chùa thanh tịnh, những mâm tiệc cũng là đồ chay an lạc. Điều này giúp đôi vợ chồng trẻ gia tăng thêm phước báo. Ngoài ra cô dâu chú rể còn được nghe sư thầy răn dạy về đạo lý vợ chồng. Đồng thời răn dạy về bổn phận làm con cái. Trong buổi lễ, cả hai còn được lễ cha mẹ để bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn. Do đó ngày càng nhiều người chọn tổ chức hôn lễ ở chùa. Đám cưới tổ chức trong chùa cũng thường gây xúc động và hoan hỷ cho những ai tham gia. 

Chi phí tổ chức lễ cưới ở chùa

Chi phí tổ chức lễ Hằng Thuận tùy thuộc vào việc gia đình chọn hình thức cúng dường. Có hai hình thức là cúng dường Trai Tăng (cúng riêng cho thầy thực hiện buổi lễ) và cúng dường Tam Bảo (cúng chung cho nhà chùa). Con số cúng dường này là phát tâm mỗi người không có quy định. Ngoài ra khoản chi phí cho phần chính điện tùy vào mức độ phức tạp hay đơn giản mà khoản chi phí thường khác nhau. Theo kinh nghiệm của một số cặp đôi đã tổ chức lễ Hằng Thuận thi chi phí trái cây nhang đèn khoảng 3-5 triệu, chi phí cúng dường các thầy khoảng 3-5 triệu và chi phí hoa tươi khoảng 12-15 triệu. Như vậy đám cưới tổ chức tại chùa sẽ có chi phí khoảng 20 triệu chưa bao gồm tiệc chay sau lễ. 

Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo 2
Đám cưới tại chùa sẽ được tổ chức tại chính điện trang nghiêm

Nghi thức lễ Hằng Thuận nhất định phải nắm vững

Nghi thức tổ chức lễ Hằng Thuận sẽ có trình tự như sau, mời bạn tham khảo:

  • Tất cả quan viên hai gia đình và khách mời có mặt ổn định chỗ ngồi. Thực hiện lên nhang đèn, xông hương trầm để chào đón vị chủ trì.
  • Lễ Hằng Thuận thường diễn ra ở ngay chính điện chùa nơi trang nghiêm và rộng rãi nhất.
  • Khách mời sẽ ngồi theo nguyên tắc nhà trai bên trái, nhà gái bên phải (theo hướng từ chính điện ra).
  • Nếu cô dâu chú rể chưa quy y trước đó thì sẽ được trụ trì làm lễ quy y ngay tại đó. 
  • Nếu cô dâu chú rể đã quy y sẽ được tiến hành theo nguyên tắc thông thường. Đó là: tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, hai gia đình cử đại diện phát biểu. 
  • Cô dâu chú rể đọc lời thề nguyện và nghe giảng giải về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình, xã hội.
  • Vị chủ hôn thực hiện buộc dây tơ hồng (lụa, ruy băng hoặc len). Điều này để thể hiện sự gắn bó sắt son không chia lìa của đôi vợ chồng trẻ. 
  • Cô dâu chú rể thực hiện nghi thức quỳ lạy cha mẹ, nội ngoại và bạn đời. Sau đó ký tên và giấy chứng nhận và trao nhẫn cho nhau. 
  • Hai bên gia đình cử đại diện phát biểu lời răn dạy chỉ bảo.
  • Gia đình và nhà chùa tặng hoa và quà cho nhau. 
  • Mọi người dùng trà bánh hoặc tiệc chay trong khuôn viên chùa.
Khám phá nghi thức lễ Hằng Thuận trong đám cưới Phật Giáo 3
Hôn lễ tổ chức tại chùa dùng tiệc chay giúp cô dâu chú rể gia tăng phước báo

Những lưu ý khi tổ chức lễ Hằng Thuận

Để lễ Hằng Thuận diễn ra thuận lợi và tốt đẹp hãy nhớ tuân thủ các lưu ý sau: 

  • Thông báo hai người đã quy y và có pháp danh hay chưa với nhà chùa
  • Ngôi chùa chọn tổ chức lễ Hằng Thuận nên là nơi cô dâu chú rể đã quy y. Nếu không cũng phải là nơi có quan hệ thân thiết từ trước.
  • Dù bận cũng phải dành thời gian đến chùa bàn bạc. Từ đó lên kế hoạch chỉn chu để tổ chức đám cưới hoàn hảo nhất. 
  • Thông thường nhà chùa sẽ giúp đỡ việc trang hoàng và chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng nếu gia đình muốn thay đổi điều gì thì có thể bàn bạc và thống nhất lại. 
  • Nhắc nhở các khách mời đến tham gia ăn mặc kín đáo, nói nhỏ nhẹ, thái độ trang nghiêm. 
  • Một số chùa chỉ cho phép tổ chức lễ Hằng Thuận sau đó làm tiệc trà bánh chứ không được tổ chức tiệc cưới lớn. Do đó bạn cần phải gặp ban quản lý để thống nhất và sắp xếp cho chu đáo. 
Cô dâu chú rể dâng trà tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành
Cô dâu chú rể dâng trà tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng nhất về lễ Hằng Thuận được tổ chức tại chùa. Hy vọng rằng sẽ phần nào giúp ích được cho bạn. Tuy nhiên quy định của mỗi chùa là khác nhau. Vì vậy nếu có ý định tổ chức đám cưới tại đây bạn cần gặp gỡ trụ trì. Bạn gặp xin phép và lên kế hoạch tổ chức được tốt nhất! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.