Tráp cưới người Việt gồm 3 loại là dạm ngõ, ăn hỏi và xin dâu. Trong đó tráp ăn hỏi là loại có số lượng nhiều nhất. Vậy bạn đã biết ý nghĩa thực sự của những tráp này là gì chưa? Nếu gia đình không có nhiều người cao tuổi có kinh nghiệm chắc chắn nhiều bạn sẽ không thể biết được câu trả lời. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về tráp trong lễ ngày ăn hỏi.
Mục lục bài viết
ToggleÝ nghĩa của tráp cưới ăn hỏi trong phong tục người Việt
Trong tất cả các nghi lễ của một cuộc hôn nhân thì lễ ăn hỏi là phải chuẩn bị nhiều tráp nhất. Nghi lễ ăn hỏi được xem là lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình nội ngoại về việc đồng ý hôn nhân của hai bạn trẻ. Vì vậy tráp trong lễ ăn hỏi vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là sự trân trọng của nhà trai dành cho nhà gái mà còn là lời cầu chúc cho đôi vợ chồng mới mong họ giàu có, sung túc, đông con cháu.
Tráp ăn hỏi gồm những gì?
Trên thực tế số lượng không quy định số lượng cố định. Vì vậy số lượng tráp bao nhiêu hoàn toàn do hai nhà thương thảo và quyết định. Thông thường thì số lượng tráp trong lễ ăn hỏi dao động từ 5 đến 11 tráp. Các cụ xưa thường chọn số lẻ vì cho rằng như vậy sẽ may mắn. Với các gia đình có điều kiện thì số lượng tráp có thể lên đến 11 tráp. Ngược lại những đám cưới giản dị thường chỉ có 5 tráp với mức giá trung bình.
- Lễ ăn hỏi 5 tráp sẽ có: chè, trầu cau, hạt sen, rượu cùng thuốc lá và mâm bánh cốm.
- Lễ ăn hỏi 7 tráp sẽ có: chè, trầu cau, hạt sen, thuốc lá và rượu, bánh phu thê và bánh đậu xanh.
- Lễ ăn hỏi 9 tráp gồm có: chè, trầu cau, hạt sen, thuốc lá và rượu, bánh phu thê và bánh đậu xanh, lẵng hoa và một con lợn sữa quay.
- Lễ ăn hỏi 11 tráp gồm có: chè, trầu cau, hạt sen, thuốc lá và rượu, bánh phu thê và bánh đậu xanh, lẵng hoa, một con lợn sữa quay, bánh dẻo và xôi gấc.
Nghi lễ trao tráp ăn hỏi
Một lễ ăn hỏi truyền thông với nghi lễ trao tráp sẽ có các bước chính sau đây:
Chuẩn bị
Nhà cô dâu và chú rể bàn bạc để thống nhất số lượng tráp. Sau khi chuẩn bị đủ nhà trai chuẩn bị thành lập đội bê tráp. Lúc này nhà gái cũng tập trung chọn đội đỡ tráp. Khi đến ngày giờ đã định đoàn nhà trai di chuyển mang theo tráp đã chuẩn bị đến nhà gái.
Trao tráp
Khi đến nhà gái, nhà trai sẽ xếp theo thứ bậc cao thấp và đi vào phòng khách nhà cô dâu. Sau khi đoàn người đại diện nhà trai đi vào đội hình bên lễ nhà trai sẽ trao tráp cho đội nữ. Tiếp đó cả hai dàn trai gái sẽ đỡ các tráp vào nhà. Trong lúc đó họ sẽ tranh thủ trao phong bì gọi là trả duyên cho nhau.
Nhận và mở quà
Sau khi nghi thức trao tráp ăn hỏi xong cả hai bên gia đình ngồi xuống nói chuyện. MC nhà gái sẽ giới thiệu toàn bộ khách mời đại diện của nhà mình. Đại diện nhà trai phát biểu chia sẻ lý do và đại diện nhà gái có lời cảm ơn. Tiếp theo mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ tiến lên và mở từng tráp ra còn các thành viên khác uống nước, ăn kẹo và trò chuyện.
Cô dâu ra mắt
Thủ tục nhận tráp đã xong chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống chào hỏi mọi người. Ở một số nơi thì mẹ cô dâu sẽ là người làm điều đó. Cô dâu sẽ đi từng bán rót nước mời mọi người.
Thắp hương khấn gia tiên
Mẹ cô dâu hoặc người phụ nữ đại diện nhà gái sẽ lấy một phần vật phẩm trong các tráp cùng với lễ đen (tiền thách cưới) đặt lên bàn thờ. Tiếp đó cô dâu chú rể được đưa nhanh đã châm để thắp hương lên bàn thờ nhà gái.
Bàn bạc về lễ cưới
Đại diện hai bên gia đình sẽ thống nhất lại một lần nữa về thời gian cử hành lễ cưới. Trong lúc đó trai gái hai bên gia đình làm quen, chụp ảnh lưu niệm.
Lại quà
Nhà gái sẽ mở hết các tráp và lấy một ít để gửi lại nhà trai. Điều này là để thể hiện sự cảm ơn. Nhưng trong lúc giờ đồ ra không được dùng kéo mà phải dùng tay và đồ trả lại hoa quả phải là số chẵn.
Sự khác nhau trong tráp ăn hỏi giữa 3 miền
Ngoài những lễ vật giống nhau như chè, thuốc, rượu thì văn hoá 3 miền sẽ có những khác biệt nhất định trong tráp ăn hỏi:
- Miền Bắc: tráp sẽ luôn là số lẻ và tiền xin dâu trong tráp là con số may mắn.
- Miền Trung: tráp cưới thường đơn giản và mang tính tượng trưng Tuy nhiên thủ tục thì lại yêu cầu chuẩn chỉ, quy cách.
- Miền Nam: thông thường sẽ gộp lễ dạm ngõ vào với lễ ăn hỏi. Đặc biệt trong lễ mang sang nhà gái luôn có 2 ngọn nến. Điều này nhằm bày tỏ mong ước về một cuộc hôn nhân dài lâu, viên mãn.
Bài viết đã giúp bạn hiểu về ý nghĩa, công dụng và sự khác biệt của tráp ăn hỏi ở 3 miền. Ngày nay cuộc sống hiện đại, nhiều đám cưới được rút gọn hoặc gộp lại để thuận tiện. Tuy nhiên có những điều đã là văn hoá lâu đời thì vẫn nên được giữ gìn và phát huy. Theo dõi San san để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!