Lễ dạm ngõ là gì? Cần chuẩn bị gì khi lần đầu nhà trai đến nhà gái

Lễ dạm ngõ là gì? Cần chuẩn bị gì khi lần đầu nhà trai đến nhà gái

Lễ dạm ngõ như là một lời hứa hẹn của hai bên để tiến hành cho nghi thức ăn hỏi và đón dâu. Với nhịp sống ngày nay, có phần tinh giảm bớt. Thế nhưng, dù có đơn giản bao nhiêu thì có một vài thứ vẫn cần được giữ lại. Cùng Sansan Luxury Wedding tìm hiểu ngay lễ dạm ngõ cần những gì nhé!

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Ngày nay, nghi lễ hôn nhân của người Việt rút gọn từ 6 còn 3 lễ. Trong đó, 6 lễ bao gồm: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (hay nạp trưng), thỉnh kỳ, thân nghinh. Trong đó nạp thái hay dạm ngõ được coi là bước khởi đầu cho mối quan hệ của hai bên gia đình. Nó được xem là đánh dấu chính thức đưa mối quan hệ của hai người từ tình yêu trở thành quan hệ nghiêm túc, hướng tới việc xây dựng gia đình trong tương lai.

Ngày nay, các nghi thức, thủ tục rườm rà đã được giản lược đi rất nhiều, từ 6 giảm còn 3 lễ. Trong đó, lễ dạm ngõ vẫn là bước đầu tiên, quan trọng “mở màn” cho 2 nghi lễ tiếp theo là lễ ăn hỏi và lễ đón dâu được diễn ra suôn sẻ.

Thế nhưng lễ dạm ngõ gồm những gì thì lại là vấn đề phức tạp mà không phải ai cũng giải đáp được.

Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ

Tùy vào hoàn cảnh của nhà trai và nhà gái mà nhà trai sẽ chọn một ngày phù hợp nhất đề tiến hành lễ dạm ngõ. Vì đây là lễ đầu tiên nên việc xem và chọn ngày giờ cũng không quá khắt khe. Chỉ cần hai bên bàn bạc và thống nhất từ trước là được.

Để tránh tình trạng sai xót làm ảnh hưởng đến ấn tượng của hai bên, nhà gái cần chuẩn bị chu đáo và tươm tất. 

Đây đơn thuần chỉ là cuộc gặp mặt thân mật để nhà trai chính thức đặt vấn đề với nhà gái. Vì thế nhà trai nên thông báo trước ngày giờ và số lượng người tham dự.

Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì?

Đối với bên nhà trai cũng không cần chuẩn bị sính lễ quá rườm rà. Phần lễ vật này cũng đơn giản, bao gồm: cơi trầu cau – lễ vật bắt buộc phải có trong thủ tục dạm ngõ của người Việt, với quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Cùng với đó là cặp trà, rượu được gói trong giấy kính đỏ và trái cây.

Lễ vật này có thể thay đổi một chút tùy phong tục cưới hỏi của từng vùng, miền. Ở miền Trung, lễ vật có thể có thêm bánh Hồng, một loại bánh đặc trưng của vùng Bình Định, Phú Yên. Trong khi đó, buổi lễ này còn gọi là đám nói, lại có lễ vật đơn giản với cơi trầu cau têm cánh phượng và cặp rượu.

Bạn đã chụp ảnh cưới chưa nhỉ? Nếu chưa thì tham khảo ngay Bảng giá chụp ảnh cưới của SansanLuxxury Wedding ngay nhé! Biết đâu chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn.

lễ dạm ngõ cần chuẩn bị gì

Lễ dạm ngõ gồm những gì?

Nghi lễ này đơn giản, thân tình nhưng nhiều gia đình bối rối, chưa biết nên sắm sửa lễ vật ra mắt gì cho phải phép theo từng vùng miền. 

Lễ dạm ngõ theo phong tục miền Bắc

Lễ vật gồm: cặp trà, cặp rượu, một ít bánh trái và không thể thiếu ít trầu cau. Các món lễ vật này là số chẵn. Theo phong tục cưới hỏi của miền Bắc, nhà trai trình cho nhà gái số người sẽ đến lễ dạm, thông thường là cha mẹ, cô bác chú rể, nhưng không quá 7 người. Trong đó, một vị uy tín trong dòng tộc sẽ tham dự và có lời xin phép để đôi trẻ chính thức qua lại với nhau.

Trong lễ ăn hỏi miền Bắc, cặp đôi trai gái thường được cha mẹ phía nhà gái yêu cầu cùng thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, như nghi thức xin phép tổ tiên chứng nhận cho mối quan hệ nghiêm túc. Vấn đề thách cưới, số lượng mâm quả, khách mời và ngày đám hỏi sẽ được hai bên gia đình bàn bạc trong lễ dạm này.

lễ vật dạm ngõ miền bắc

Miền Trung làm lễ dạm ngõ cần những gì?

Lễ vật của người miền Trung đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.

Thông thường, thủ tục lễ dạm ngõ của người miền Trung chỉ có cha mẹ đàn trai và chú rể tương lai sang nhà gái đặt vấn đề cưới xin. Gia đình nhà trai sẽ xin phép nhà gái thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, xin sự chứng nhận của tổ tiên nhà gái. Sau đó, cha mẹ hai bên gia đình đặt vấn đề cưới hỏi và ngày cưới

dạm ngõ miền trung

Lễ vật dạm ngõ miền Nam

Lễ dạm của người miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

Thành phần tham dự trong đám nói miền Nam ngoài cha mẹ chú rể còn có chú bác, những người có tiếng nói trong dòng họ. Thông thường, mẹ chú rể sẽ trình cho mẹ cô dâu giấy ghi ngày sinh tháng đẻ của chú rể để xem ngày cưới hỏi hợp cho hai người.

Mỗi vùng miền đều có phong tục khác nhau, do đó mâm quả dạm ngõ cũng khác nhau đôi nét. Điều giúp ta phân biệt rõ nhất phong tục từng miền là thực đơn cưới hỏi. Bạn lấy Chồng/ Vợ miền nào đấy? Tham khảo ngay Cách chọn thực đơn đám cưới phù hợp với từng vùng miền bạn nên biết

dạm ngõ miền nam

Lễ dạm ngõ nên mặc gì?

Vào ngày này, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật, ăn mặc chỉnh tề để sang thưa chuyện bên nhà gái. Trong ngày dạm ngõ, cô dâu chú rể không cần mặc lễ phục mà có thể chọn những bộ trang phục đơn giản, thoải mái nhưng chỉn chu.

Theo văn hóa Việt Nam, khách đến chơi nhà thường mang theo một chút quà, lễ vật trong lễ dạm ngõ cũng giống như quà mà nhà trai mang đến chơi nhà gái vậy. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ các lễ vật theo phong tục địa phương là điều mà bất cứ một lễ dạm ngõ nào cũng không thể bỏ qua nếu muốn đẹp lòng đôi bên.

chụp ảnh phóng sự cưới Dung-Hoa

Sansan Luxury Wedding chúc bạn có thật nhiều kinh nghiệm chuẩn bị cho ngày dạm ngõ sau khi đọc xong bài viết ngày nhé! Chúc cho lễ dạm ngõ của bạn sẽ thật vẹn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.